Luật Đất đai 2024

Nghị định 124/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo

Số hiệu 124/2025/NĐ-CP
Cơ quan ban hành Chính phủ
Ngày ban hành 11/06/2025
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội
Loại văn bản Nghị định
Người ký Nguyễn Hòa Bình
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

CHÍNH PH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 124/2025/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2025

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP; PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC, TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;

Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/NQ-QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về:

1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ cần điều chỉnh để thực hiện phân quyền, phân cấp.

2. Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; trình tự, thủ tục thực hiện các nhiệm vụ khi được phân định thẩm quyền.

Điều 2. Nguyên tắc phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền

1. Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 và quy định có liên quan.

2. Bảo đảm phân cấp triệt để các nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương; bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ, quyền điều hành của người đứng đầu Chính phủ đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Bảo đảm phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương; bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân định.

4. Bảo đảm phân định rõ thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; phân định rõ thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

5. Bảo đảm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô; xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.

6. Xác định rõ nội dung và phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương.

7. Bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

8. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục theo quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân và doanh nghiệp.

9. Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

10. Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp và thẩm quyền được phân định do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.

Chương II

PHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC, TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Mục 1. PHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC

Điều 3. Báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030

Việc hằng năm báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 thuộc nhiệm vụ thực hiện của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Mục 2. PHÂN QUYỀN TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Điều 4. Tiếp nhận thông báo kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo

1. Việc tiếp nhận văn bản thông báo kết quả đào tạo của từng khóa học của cơ sở đào tạo tôn giáo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thuộc nhiệm vụ thực hiện của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

2. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo quy định tại Mục I Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Điều 5. Trả lời nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo

1. Việc trả lời nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo quy định tại khoản 5 Điều 48 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục trả lời nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo quy định tại Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Điều 6. Trả lời việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam

1. Việc trả lời người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục trả lời việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam quy định tại Mục III Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Chương III

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC, TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Điều 7. Phê duyệt danh sách xã khu vực III, II, I và công nhận thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025

1. Việc phê duyệt danh sách xã khu vực III, II, I và công nhận thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại khoản 4 Điều 7 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg) thuộc thẩm quyền thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục xác định xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại Mục IV Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

3. Hồ sơ xác định xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại Mục V Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

4. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc phê duyệt danh sách xã khu vực III, II, I và công nhận thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tiêu chí quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức rà soát, lập danh sách xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

Căn cứ các tiêu chí quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, tổ chức rà soát, lập hồ sơ xác định danh sách xã khu vực III, II, 1 và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định;

- Cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu, số liệu có liên quan trong quá trình kiểm tra, rà soát xác định xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 8. Sửa đổi, bổ sung danh sách xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025

1. Việc sửa đổi, bổ sung danh sách xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 10 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg thuộc thẩm quyền thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ sửa đổi, bổ sung danh sách xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện như trình tự, thủ tục xác định xã khu vực III, II, I và công nhận thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

Điều 9. Phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025

1. Việc phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại khoản 4 Điều 4 Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg) thuộc thẩm quyền thực hiện của Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

2. Trình tự, thủ tục phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại Mục VI Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

3. Hồ sơ xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại Mục VII Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025

1. Việc sửa đổi, bổ sung danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg thuộc thẩm quyền thực hiện của Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo.

2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ sửa đổi, bổ sung danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện như trình tự, thủ tục, hồ sơ phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Điều 11. Sửa đổi, bổ sung danh sách các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do hoàn thành xây dựng nông thôn mới; chia, tách, sáp nhập địa giới; thành lập mới hoặc hiệu chỉnh tên gọi của đơn vị hành chính

1. Việc sửa đổi, bổ sung danh sách các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do hoàn thành xây dựng nông thôn mới; chia, tách, sáp nhập địa giới; thành lập mới hoặc hiệu chỉnh tên gọi của đơn vị hành chính quy định tại Điều 2 Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 thuộc thẩm quyền thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; chia, tách, sáp nhập địa giới; thành lập mới hoặc hiệu chỉnh tên gọi của đơn vị hành chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung danh sách các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chương IV

PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN KHI TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 02 CẤP TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC, TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Mục 1. PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC DÂN TỘC

Điều 12. Công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

1. Việc công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây gọi là người có uy tín) quy định tại điểm e khoản 1 và điểm đ khoản 3 Điều 6 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ) (sau đây gọi là Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg) thuộc thẩm quyền thực hiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, đặc khu (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).

2. Trình tự, thủ tục công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín quy định tại Mục VIII Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Điều 13. Quyết định số lượng người có uy tín

Việc quyết định số lượng người có uy tín trong trường hợp thôn thành lập mới do sáp nhập các thôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg thuộc thẩm quyền thực hiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Mục 2. PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Điều 14. Tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ

1. Việc tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được phân định thẩm quyền thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận văn bản thông báo của người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận văn bản thông báo của người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ quy định tại Mục IX Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Điều 15. Tiếp nhận thông báo mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo

1. Việc tiếp nhận thông báo mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được phân định thẩm quyền thực hiện như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng có trách nhiệm tiếp nhận thông báo bằng văn bản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo quy định tại Mục X Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Điều 16. Tiếp nhận thông báo danh mục hoạt động tôn giáo

1. Việc tiếp nhận thông báo danh mục hoạt động tôn giáo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được phân định thẩm quyền thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận danh mục hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận danh mục hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh;

c) Bộ Dân tộc và Tôn giáo tiếp nhận danh mục hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh.

2. Đối với hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo thì người đại diện tổ chức có trách nhiệm thông báo bổ sung tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động.

3. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo danh mục hoạt động tôn giáo quy định tại Mục XI Phụ lục I Nghị định này.

Điều 17. Tiếp nhận thông báo tổ chức hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

1. Việc tiếp nhận thông báo tổ chức hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định tại điểm khoản 1 Điều 44 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được phân định thẩm quyền thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận văn bản thông báo tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận thông báo tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiêu xã trên địa bàn tỉnh;

c) Bộ Dân tộc và Tôn giáo tiếp nhận thông báo tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục tiếp nhận nhận thông báo tổ chức hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định tại Mục XII Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Điều 18. Chấp thuận tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo

1. Việc chấp thuận tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được phân định thẩm quyền thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh;

c) Đối với việc tổ chức đại hội không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, Bộ Dân tộc và Tôn giáo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

2. Trình tự, thủ tục chấp thuận tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo quy định tại Mục XIII Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Điều 19. Chấp thuận tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp

1. Việc chấp thuận tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được phân định thẩm quyền thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục chấp thuận tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp quy định tại Mục XIV Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Điều 20. Tiếp nhận thông báo về việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

1. Việc tiếp nhận thông báo về việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là Nghị định số 95/2023/NĐ-CP) được phân định thẩm quyền thực hiện như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp tiếp nhận thông báo bằng văn bản của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc tổ chức quyên góp trong địa bàn một xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp tiếp nhận thông báo bằng văn bản của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc tổ chức quyên góp trên địa bàn nhiều xã thuộc tỉnh.

2. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo về việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định tại Mục XV Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Dân tộc và Tôn giáo

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan có liên quan tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.

2. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với các nhiệm vụ đã được phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền cho chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan liên quan trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện Nghị định này và phối hợp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo báo cáo Chính phủ các nội dung có liên quan tại Nghị định này.

Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp và thẩm quyền được phân định tại Nghị định này.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quyết định việc phân cấp, ủy quyền cho cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân định tại Nghị định này phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 và khả năng, điều kiện thực tiễn của địa phương.

3. Bảo đảm nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền tại Nghị định này.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Nghị định này hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời gian áp dụng toàn bộ hoặc một phần Nghị định này.

3. Trong thời gian Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu trong Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan được ban hành và có hiệu lực trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 có quy định khác về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục so với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

4. Trường hợp các Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, nghị quyết của Chính phủ được ban hành và có hiệu lực sau ngày 01 tháng 7 năm 2025 có quy định khác về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục so với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại văn bản đó.

Điều 25. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt tôn giáo; đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo; đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc; chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo; văn bản thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt tôn giáo quy định tại Mục I Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo quy định tại Mục II Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

3. Hồ sơ đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc quy định tại Mục III Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

4. Hồ sơ đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc quy định tại Mục IV Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

5. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo quy định tại Mục V Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

6. Văn bản thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc phải nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, họ và tên, phẩm vị, địa bàn hoạt động, tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo kèm theo sơ yếu lý lịch của chức sắc.

7. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại Mục VI Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

Điều 26. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 127/2024/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 127/2024/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ) như sau:

“4. “Vùng đồng bào dân tộc thiểu số” là địa bàn cấp tỉnh, cấp xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ổn định; thôn, bản, làng, phun, sóc, xóm, ấp và tương đương (sau đây gọi chung là thôn) có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau:

“2. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp xã được tổ chức định kỳ 05 năm một lần.”.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 22 như sau:

“5. Cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức từ cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp xã.”.

Điều 27. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Bãi bỏ cụm từ “cấp huyện” tại điểm đ khoản 6 Điều 2.

Điều 28. Điều khoản chuyển tiếp

1. Nhiệm vụ đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phân quyền, phân cấp thụ lý và đang thực hiện nhưng chưa hoàn thành trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu, kết quả thực hiện cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền để tiếp tục thực hiện, giải quyết theo quy định tại Nghị định này.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền khi tiếp nhận thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm sau đây:

a) Công bố Quyết định danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; giải quyết thủ tục hành chính sau khi được phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền bảo đảm kịp thời và không bị gián đoạn;

b) Kế thừa toàn bộ hồ sơ, tài liệu, quy trình, thủ tục và kết quả thực hiện trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành. Không được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện lại quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy định tại Nghị định này đối với những hồ sơ, nhiệm vụ đang thực hiện, xử lý trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;

c) Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền trước ngày 31 tháng 12 hằng năm với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phân quyền, phân cấp.

3. Văn bản, giấy chứng nhận đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo thời hạn ghi trên văn bản, giấy chứng nhận đó cho đến khi hết thời hạn. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu được sửa đổi, cấp lại văn bản, giấy chứng nhận bởi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền thì có văn bản đề nghị để được giải quyết theo quy định của Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, QHĐP (03) S.Tùng.

TM. CHÍNH PH
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Hòa Bình

 

PHỤ LỤC I

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP, PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN
(kèm theo Nghị định số 124/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ)

I. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo

Cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả đào tạo của từng khóa học với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc khóa học. Văn bản thông báo nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo, khóa đào tạo, số học viên tốt nghiệp.

II. Trình tự, thủ tục trả lời nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo

1. Nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

III. Trình tự, thủ tục trả lời việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam

1. Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, tự nguyện đăng ký học và được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

IV. Trình tự, thủ tục xác định xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025

1. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ tiêu chí quy định tại các Điều 2, 3, 4, 5, 6 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg để xác định xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025; lập báo cáo kết quả xác định gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện.

2. Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của các xã, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát, thẩm định, quyết định phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn và công nhận danh sách các xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

3. Trường hợp hồ sơ, tài liệu chưa bảo đảm quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

V. Hồ sơ xác định xã khu vực III, II, I và thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025

1. Bảng đánh giá của xã và các thôn về mức độ đạt hoặc không đạt tiêu chí quy định tại các Điều 2, 3, 4, 5, 6 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg.

2. Báo cáo kết quả và danh sách chi tiết xác định các xã khu vực III, II, I và thôn được xác định đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

3. Quyết định phê duyệt kết quả xác định tỷ lệ hộ nghèo của cấp có thẩm quyền đối với các xã, thôn.

4. Số liệu về dân số, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số và số liệu, tài liệu của xã, thôn có liên quan đến các tiêu chí quy định tại các Điều 2, 3, 4, 5, 6 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg.

VI. Trình tự, thủ tục phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025

1. Ủy ban nhân dân cấp xã: Tổ chức rà soát, tổng hợp và lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Mục VII Phụ lục này, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Sau khi nhận đủ hồ sơ của xã, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức rà soát, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Mục VII Phụ lục này, gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

3. Bộ Dân tộc và Tôn giáo: Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổng hợp, rà soát và quyết định phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025.

4. Trường hợp hồ sơ, tài liệu không bảo đảm quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

VII. Hồ sơ xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025

1. Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 02 bộ, mỗi bộ gồm:

a) Báo cáo tổng hợp số liệu về dân số, số hộ, số khẩu, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số, số hộ nghèo của từng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn;

b) Số liệu, tài liệu của xã, thôn có liên quan đến các tiêu chí quy định tại Điều 2, Điều 3 Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg;

c) Bảng đánh giá về mức độ đạt hoặc không đạt tiêu chí đối với các dân tộc thiểu số ở xã, thôn.

2. Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo: 01 bộ, gồm:

a) Báo cáo kết quả và đề nghị phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù;

b) Quyết định phê duyệt kết quả xác định tỷ lệ hộ nghèo của cấp có thẩm quyền đối với các hộ dân tộc thiểu số ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

c) Số liệu về dân số, số hộ, số khẩu, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số, số hộ nghèo của từng dân tộc thiểu số sinh sống ở các xã, thôn và số liệu, tài liệu của xã, thôn có liên quan đến các tiêu chí quy định tại Điều 2, Điều 3 Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg;

d) Báo cáo thẩm định của cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh.

VIII. Trình tự, thủ tục công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín

1. Công nhận người có uy tín

a) Trưởng thôn tổ chức họp thôn (có sự tham gia của ít nhất 2/3 số hộ gia đình trong thôn) để phổ biến về nội dung chính sách, tiêu chí, điều kiện, số lượng và đề cử danh sách lựa chọn người có uy tín (theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) gửi Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn;

b) Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn tổ chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập văn bản đề nghị kèm theo biên bản họp liên tịch thôn (theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, kiểm tra, lập hồ sơ (01 bộ, gồm: văn bản đề nghị, biên bản kiểm tra theo Mẫu số 3 Phụ lục kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, bản tổng hợp danh sách đề nghị công nhận người có uy tín theo Mẫu số 4 Phụ lục kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) gửi xin ý kiến cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh;

d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của xã, cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát và có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã;

đ) Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản thống nhất của cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận người có uy tín trên địa bàn xã (danh sách theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh) kết quả thực hiện để theo dõi, chỉ đạo.

2. Đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín

a) Khi có trường hợp cần đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn thống nhất với Chi ủy chi bộ và tổ chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập văn bản đề nghị đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín (kèm theo biên bản họp liên tịch thôn theo Mẫu số 02Mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg) gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, tổng hợp và lập hồ sơ (01 bộ, gồm: văn bản đề nghị; biên bản kiểm tra theo Mẫu số 03Mẫu số 07 Phụ lục kèm theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg; bản tổng hợp danh sách đề nghị đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này) gửi cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của xã, cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh kiểm tra, rà soát và có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thống nhất của cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín (danh sách theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua cơ quan chuyên môn dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh) kết quả thực hiện để theo dõi, chỉ đạo.

IX. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ

Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội tiếp nhận văn bản thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội tiếp nhận văn bản thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc tỉnh.

X. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo

1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở lớp chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai giảng. Văn bản thông báo nêu rõ tên lớp, địa điểm, lý do, thời gian học, nội dung, chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên.

2. Trường hợp việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo có hành vi vi phạm quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không tổ chức hoặc dừng việc mở lớp bồi dưỡng.

XI. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo danh mục hoạt động tôn giáo

Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo theo quy định sau:

1. Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh gửi thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh gửi thông báo đến Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

XII. Trình tự, thủ tục tiếp nhận nhận thông báo tổ chức hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Chậm nhất là 20 ngày trước khi tổ chức hội nghị thường niên, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn (trong đó nêu rõ tên tổ chức; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã đối với tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một xã.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh.

3. Bộ Dân tộc và Tôn giáo đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.

XIII. Trình tự, thủ tục chấp thuận tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo

1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trước khi tổ chức đại hội có trách nhiệm gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

a) Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này gửi hồ sơ đến Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một xã trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

4. Bộ Dân tộc và Tôn giáo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với việc tổ chức đại hội không thuộc quy định tại khoản 2 và khoản 3 Mục này trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

XIV. Trình tự, thủ tục chấp thuận tổ chức cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở xã trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc tổ chức cuộc lễ, giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

XV. Trình tự, thủ tục tiếp nhận thông báo về việc tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi tổ chức quyên góp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức quyên góp (trong đó nêu rõ mục đích, địa bàn, cách thức, thời gian quyên góp; phương thức quản lý và sử dụng tài sản được quyên góp) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:

1. Trước khi tổ chức quyên góp 05 ngày làm việc, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp tổ chức quyên góp trong địa bàn một xã.

2. Trước khi tổ chức quyên góp 15 ngày làm việc, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức quyên góp đối với trường hợp tổ chức quyên góp trên địa bàn nhiều xã thuộc tỉnh./.

 

PHỤ LỤC II

CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(kèm theo Nghị định số 124/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ)

I. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt tôn giáo

1. Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức; tên tôn giáo; tôn chỉ, mục đích; nội dung, địa bàn hoạt động; nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng người tin theo; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở.

2. Danh sách, sơ yếu lý lịch, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức.

3. Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi.

4. Quy chế hoạt động của tổ chức.

5. Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

II. Hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo

1. Văn bản đề nghị nêu rõ tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế (nếu có); tên tôn giáo; họ và tên người đại diện tổ chức; số lượng tín đồ, địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị; cơ cấu tổ chức, trụ sở của tổ chức.

2. Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

3. Danh sách, sơ yếu lý lịch, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức.

4. Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi.

5. Hiến chương của tổ chức.

6. Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức.

7. Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

III. Hồ sơ đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc

1. Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.

2. Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.

3. Danh sách, sơ yếu lý lịch, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc.

4. Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có).

5. Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

6. Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

IV. Hồ sơ đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

1. Văn bản đăng ký nêu rõ họ và tên người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; phẩm vị, chức vụ, địa bàn phụ trách trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

2. Sơ yếu lý lịch của người dự kiến được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

3. Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

V. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

1. Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên cơ sở đào tạo, họ và tên người đại diện cơ sở đào tạo, sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo.

2. Danh sách, sơ yếu lý lịch, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo.

3. Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo gồm các nội dung cơ bản: tên cơ sở đào tạo; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản.

4. Dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

5. Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo.

VI. Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại Nghị định số 95/2023/NĐ-CP như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 23 như sau:

“d) Bản sao hộ chiếu, văn bản xác nhận người được đề nghị không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo nguyên tắc có đi có lại.”.

2. Bãi b điểm b khoản 2 Điều 7; điểm b khoản 3 Điều 25; khoản 5 Điều 28.

3. Bãi bỏ cụm từ “phiếu lý lịch tư pháp” tại điểm c khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 23; điểm b khoản 2 Điều 24; các Mẫu B8, Mẫu B9, Mẫu B13, Mẫu B14, Mẫu B15, Mẫu B18, Mẫu B19, Mẫu B24, Mẫu B44, Mẫu B46.

4. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B2, Mẫu B4 như sau:

“(2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã trên địa bàn tỉnh.”.

5. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B26 như sau:

“(2) Cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh.”.

6. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B30 như sau:

“(2) Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã; cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh; Bộ Dân tộc và Tôn giáo đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh.”.

7. Thay đoạn “Căn cứ Điều ... Nghị định số .../2023/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo” tại các Mẫu A3, Mẫu A4, Mẫu A5, Mẫu A6, Mẫu A7, Mẫu A8, Mẫu A9, Mẫu A10 bằng đoạn “Căn cứ ................. [tên gọi, ngày tháng ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của văn bản liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết]……..”.

8. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B31 như sau:

“(2) Bộ Dân tộc và Tôn giáo đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một xã.”.

9. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B33 như sau:

“(2) Bộ Dân tộc và Tôn giáo đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều xã trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một xã.”.

10. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B34 như sau:

“(2) Cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lễ đối với cuộc lễ có quy mô tổ chức ở nhiều xã thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cuộc lễ có quy mô tổ chức trên địa bàn xã.”.

11. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B35 như sau:

“(2) Cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức giảng đạo đối với việc tổ chức giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều xã thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc giảng đạo có quy mô tổ chức trên địa bàn xã.”.

12. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B41 như sau:

“(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”.

13. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B42 như sau:

“(2) Cơ quan chuyên môn về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh.”.

14. Sửa đổi nội dung (2) tại Mẫu B49 như sau:

“(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài địa bàn một xã; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp tổ chức quyên góp trên địa bàn xã.”.

15. Bỏ từ “huyện” tại (4) Mẫu B5, Mẫu B6.

16. Bãi bỏ đoạn “bản chính hoặc bản sao có chứng thực phiếu lý lịch tư pháp” và đoạn “Trường hợp người được đề nghị đã cư trú ở Việt Nam trên 06 tháng liên tục phải có thêm bản chính phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp” tại Mẫu B45./.

 

PHỤ LỤC III

MẪU BIỂU VỀ HỒ SƠ CÔNG NHẬN, ĐƯA RA KHỎI DANH SÁCH VÀ THAY THẾ, BỔ SUNG NGƯỜI CÓ UY TÍN
(kèm theo Nghị định số 124/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ)

Mẫu 01

Danh sách công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Mẫu 02

Tổng hợp danh sách đề nghị đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Mẫu 03

Danh sách đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

 


Mẫu số 01

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH…..
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

DANH SÁCH

Công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

(Ban hành kèm theo Quyết định số     /QĐ-UBND ngày   tháng   năm của Chủ tịch UBND xã....)

TT

Họ tên NCUT

Tổng (3= 4+5)

Năm sinh

Dân tộc

Nơi cư trú (thôn)

Trình độ học vấn/chuyên môn

Thành phần người có uy tín*

Ghi chú

Nam

N

Bí thư Chi b

Trưởng thôn, bản và tương đương

Trưởng ban công tác Mặt trận

Già làng

Trưởng dòng họ, tộc trưởng

Cán bộ nghỉ hưu

Sư sãi, chức sắc tôn giáo

Thầy mo, thầy cúng, thầy lang

Nghệ nhân người DTTS

Nhân sĩ, trí thức người DTTS

Người sản xuất, doanh nhân

Đảng viên

Thành phần khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột (6): Ghi cụ thể dân tộc của người có uy tín (NCUT), ví dụ; dân tộc Thái, Tày, Ê đê, Khmer,...

- Cột (7): Ghi cụ thể thôn, bản, tổ dân phố.... nơi NCUT đang sinh sống, cư trú.

- Cột (8): Ghi cụ thể trình độ học vấn (Tiểu học, THCS, THPT)/trình độ chuyên môn (Trung cấp, Cao đẳng, đại học...).

- Từ Cột (9) đến cột (21): Ghi cụ thể thành phần của NCUT, ví dụ: Già làng, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, Bí thư Chi bộ...

 

Mẫu số 02

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH…..
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

TỔNG HỢP DANH SÁCH

Đề nghị đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số...

TT

DANH SÁCH NCUT ĐƯA RA

DANH SÁCH NCUT THAY THẾ, BỔ SUNG

Ghi chú

Họ tên NCUT

Năm sinh

Dân tộc

Nơi cư trú (thôn)

Thành phần NCUT

Trình độ học vấn/chuyên môn

Lý do đưa ra

Họ tên NCUT

Năm sinh

Dân tộc

Nơi cư trú (thôn)

Thành phần NCUT

Trình độ học vấn/chuyên môn

Lý do thay thế, bổ sung

Tổng (3= 4+5)

Nam

N

Tổng (12= 13+14)

Nam

N

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột (6), (15): Ghi cụ thể dân tộc của người có uy tín (NCUT).

- Cột (7), (16): Ghi cụ thể thôn, bản, tổ dân phố.... Nơi NCUT đang sinh sống, cư trú.

- Cột (8), (17): Ghi cụ thể thành phần của NCUT, ví dụ: Già làng, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, Bí thư Chi bộ...

- Cột (9), (18): Ghi cụ thể trình độ học vấn (Tiểu học, THCS, THPT)/trình độ chuyên môn (Trung cấp, Cao đẳng, đại học...).

- Cột (10), (19): Ghi cụ thể lý do đưa NCUT ra khỏi danh sách/ lý do NCUT được thay thế, bổ sung.

 

Mẫu số 03

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH…..
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

DANH SÁCH

Đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số....

(Ban hành kèm theo Quyết định số       /QĐ-UBND ngày   tháng   năm của Chủ tịch UBND xã……)

TT

Họ tên NCUT

Tổng
(3= 4+5)

Năm sinh

Dân tộc

Nơi cư trú (thôn)

Trình độ học vấn/chuyên môn

Thành phần người có uy tín (NCUT)

Lý do đưa ra

Nam

N

Bí thư Chi b

Trưởng thôn, bản và tương đương

Trưởng ban công tác Mặt trận

Già làng

Trưởng dòng họ, tộc trưởng

Cán bộ nghỉ hưu

Sư sãi, chức sắc tôn giáo

Thầy mo, thầy cúng, thầy lang

Nghệ nhân người DTTS

Nhân sĩ, trí thức người DTTS

Người sản xuất, doanh nhân

Đảng viên

Thành phần khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột (6): Ghi cụ thể dân tộc của người có uy tín (NCUT).

- Cột (7): Ghi cụ thể thôn, bản, tổ dân phố.... Nơi NCUT đang sinh sống, cư trú.

- Cột (8): Ghi cụ thể trình độ học vấn (Tiểu học, THCS, THPT)/trình độ chuyên môn (Trung cấp, Cao đẳng, đại học...).

- Từ Cột (9) đến (21): Ghi cụ thể thành phần của NCUT, ví dụ: Già làng, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, Bí thư Chi bộ...

- Cột (9), (17): Ghi cụ thể lý do đưa NCUT ra khỏi danh sách/ lý do NCUT được thay thế, bổ sung.

II. DANH SÁCH THAY THẾ, BỔ SUNG NGƯỜI CÓ UY TÍN

TT

Họ tên NCUT

Tổng
(3= 4+5)

Năm sinh

Dân tộc

Nơi cư trú (thôn)

Trình độ học vấn/chuyên môn

Thành phần người có uy tín (NCUT)

Lý do thay thế, bổ sung NCUT

Nam

N

Bí thư Chi b

Trưởng thôn, bản và tương đương

Trưởng ban công tác Mặt trận

Già làng

Trưởng dòng họ, tộc trưởng

Cán bộ nghỉ hưu

Sư sãi, chức sắc tôn giáo

Thầy mo, thầy cúng, thầy lang,

Nghệ nhân người DTTS

Nhân sĩ trí thức người DTTS

Người sản xuất, doanh nhân

Đảng viên

Thành phần khác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột (6): Ghi cụ thể dân tộc của người có uy tín (NCUT).

- Cột (7): Ghi cụ thể thôn, bản, tổ dân phố.... Nơi NCUT đang sinh sống, cư trú.

- Cột (8): Ghi cụ thể trình độ học vấn (Tiểu học, THCS, THPT)/trình độ chuyên môn (Trung cấp, Cao đẳng, đại học...).

- Từ Cột (9) đến (21): Ghi cụ thể thành phần của NCUT, ví dụ: Già làng, Trưởng thôn, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, Bí thư Chi bộ...

- Cột (22): Ghi cụ thể lý do NCUT được thay thế, bổ sung.

21
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Nghị định 124/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo
Tải văn bản gốc Nghị định 124/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 124/2025/ND-CP

Hanoi, June 11, 2025

 

DECREE

DEVOLUTION AND DELEGATION OF POWERS TO; DISTINCTION OF POWERS OF TWO-TIER LOCAL GOVERNMENTS IN FIELDS OF ETHNICITY, RELIGION AND FOLK BELIEF

Pursuant to the 2025 Law on Government Organization;

Pursuant to the 2025 Law on Organization of Local Government;

Pursuant to the Law on Religion and Folk Belief dated November 18, 2016;

Pursuant to the Resolution No. 190/2025/QH15 dated February 19, 2025 of the National Assembly on settlement of some issues related to restructuring of state apparatus;

At the request of the Minister of Ethnic and Religious Affairs;

The Government promulgates Decree on devolution and delegation of powers to; distinction of powers of two-tier local governments in fields of ethnicity, religion and folk belief.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree provides for:

1. Powers and procedures for performing tasks and exercising powers of competent authorities and persons in the fields of ethnicity, religion and folk belief prescribed in laws, resolutions of the National Assembly, ordinances, resolutions of the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam, decrees of the Government, and decisions of the Prime Minister to be adjusted for devolution and delegation of powers.

2. Distinction of powers of local governments according to the two-tier local government model in the fields of ethnicity, religion and folk belief; procedures for performing tasks when powers are distinguished.

Article 2. Rules for devolution, delegation and distinction of powers

1. Comply with regulations in the Constitution; follow rules and regulations on devolution, delegation and distinction of powers in the 2025 Law on Organization of Local Government, the 2025 Law on Government Organization and relevant regulations.

2. Thoroughly devolve tasks from central authorities to local governments; maintain the unified management power of the Government and the executive power of the head of the Government over the field of state management of ethnicity, religion and folk belief and promote proactivity, creativity and self-responsibility of local governments for state management in the fields of ethnicity, religion and folk belief.

3. Distinguish tasks and powers among local governments; devolve, delegate and distinguish powers in conformity with tasks, powers and capacity of authorities and persons having the power to perform tasks and exercise powers that have been distinguished.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

5. Ensure that the Government, the Prime Minister, Ministries and ministerial authorities focus on state management at the macro level; establish synchronous and unified institutions, strategies, plannings and plans, play creative role and strengthen inspection and supervision.

6. Clearly define contents and scope, tasks and powers that local governments are allowed to make decisions, organize implementation and take responsibilities for results; avoid overlaps in tasks and powers among local governments at all levels and their authorities and organizations.

7. Maintain legal bases for normal, continuous and uninterrupted operations conducted by authorities; avoid interruption, overlaps or omission of functions, tasks, fields and areas; meet local governance requirements; apply science, technology, innovation and digital transformation.

8. Protect human rights and citizenship; maintain publicness and transparency, and enable individuals and organizations to access information, exercise rights, fulfill obligations and follow procedures according to regulations of law; do not affect normal operations in the society and those conducted by people and enterprises.

9. Do not affect the implementation of international treaties and agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

10. Resources for performance of tasks over which powers are devolved or delegated and exercise of powers distinguished shall be covered by state budget as prescribed.

Chapter II

DELEGATION OF POWERS IN FIELDS OF ETHNICITY, RELIGION AND FOLK BELIEF

Section 1. DELEGATION OF POWERS IN THE FIELD OF ETHNICITY

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Every year, the Ministry of Ethnic and Religious Affairs shall report to the National Assembly at the year-end session on the result of implementation of the national target program for socio-economic development of ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2030 period specified in clause 5 Article 2 of the Resolution No. 88/2019/QH14 dated November 18, 2019 of the National Assembly and clause 5 Article 2 of the Resolution No. 120/2020/QH14 dated June 19, 2020 of the National Assembly.

Section 2. DELEGATION OF POWERS IN THE FIELD OF RELIGION AND FOLK BELIEF

Article 4. Receipt of notification of results of training provided by religious educational institutions

1. People's Committees of provinces or central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People's Committees") shall receive written notification of academic results of training courses offered by religious establishments specified in clause 4 Article 39 of the Law on Religion and Folk Belief.

2. Procedures for receiving written notification of academic results of training courses offered by religious educational institutions are provided for in Section I Appendix I enclosed with this Decree.

Article 5. Response to group of foreigners practicing religion in congregation and inviting foreign dignitaries or monastics to deliver sermons

1. Provincial People's Committees have power to respond to the group of foreigners practicing religion in congregation and inviting foreign dignitaries or monastics to deliver sermons specified in clause 5 Article 48 of the Law on Religion and Folk Belief.

2. Procedures for response to group of foreigners practicing religion in congregation and inviting foreign dignitaries or monastics to deliver sermons are provided for in Section II the Appendix I enclosed with this Decree.

Article 6. Response to foreign learners in religious educational institutions in Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Procedures for response to foreign learners in religious educational institutions in Vietnam are provided for in Section III the Appendix I enclosed with this Decree.

Chapter III

DEVOLUTION OF POWERS OVER STATE MANAGEMENT IN FIELDS OF ETHNICITY, RELIGION AND FOLK BELIEF

Article 7. Approval for lists of communes in regions III, II, I and recognition of hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period

1. Provincial People's Committees have power to approve lists of communes in regions III, II, I and recognize hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period specified in clause 4 Article 7 of the Decision No. 33/2020/QD-TTg dated November 12, 2020 of the Prime Minister.

2. Procedures for identifying communes in regions III, II, I and hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period are provided for in Section IV the Appendix I enclosed with this Decree.

3.  Applications for identification of communes in regions III, II, I and hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period are provided for in Section V the Appendix I enclosed with this Decree.

4.  People's Committees at all levels shall take responsibilities for approval for lists of communes in regions III, II, I and recognition of hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period as follows:

a) Provincial People's Committees shall, according to the criteria specified in the Decision No. 33/2020/QD-TTg, direct People's Committees of communes to conduct review, compile lists of communes in regions III, II, I and hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period and submit such lists to Provincial People's Committees for consideration and approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

According to the criteria specified in the Decision No. 33/2020/QD-TTg, conduct review, make applications for identification of lists of communes in regions III, II, I and hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period and submit them to Provincial People's Committees in accordance with regulations;

- Provide and assume responsibilities for the accuracy of relevant documents and data during inspection and review for identification of communes in regions III, II, I and hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period.

Article 8. Revision to lists of communes in regions III, II, I and hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period

1. Provincial People's Committees have power to revise lists of communes in regions III, II, I and hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period specified in point b and point c clause 1 Article 10 of the Decision No. 33/2020/QD-TTg

2. Procedures and applications for revision to lists of communes in regions III, II, I and hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas in the 2021 - 2025 period shall be the same as those for identification of communes in regions III, II, I and recognition of hamlets with particular hardships in ethnic minority and mountainous areas specified in clause 2 and clause 3 Article 7 of this Decree.

Article 9. Approval for list of ethnic groups facing multiple difficulties or special difficulties for the 2021 – 2025 period

1. The Minister of Ethnic and Religious Affairs has the power to approve  list of ethnic groups facing multiple difficulties or special difficulties for the 2021 – 2025 period specified in clause 4 Article 4 of the Decision No. 39/2020/QD-TTg dated December 31, 2020 of the Prime Minister.

2. Procedures for approving the list of ethnic groups facing multiple difficulties or special difficulties for the 2021 – 2025 period are provided for in Section VI the Appendix I enclosed with this Decree.

3. Applications for identification of ethnic groups facing multiple difficulties or special difficulties for the 2021 – 2025 period are provided for in Section VII the Appendix I enclosed with this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. The Minister of Ethnic and Religious Affairs has the power to revise the list of ethnic groups facing multiple difficulties or special difficulties for the 2021 – 2025 period specified in point b clause 1 Article 7 of the Decision No. 39/2020/QD-TTg.

2. Procedures and application for revision to the list of ethnic groups facing multiple difficulties or special difficulties for the 2021 – 2025 period shall be the same as those for approval for the list of ethnic groups facing multiple difficulties or special difficulties for the 2021 – 2025 period specified in clause 2 and clause 3 Article 9 of this Decree.

Article 11. Revision to lists of communes in ethnic minority and mountainous areas due to complete construction of new rural areas; full or partial division or merger of boundaries; establishment or adjustment to names of administrative divisions

1. Provincial People's Committees have power to revise lists of communes in ethnic minority and mountainous areas due to complete construction of new rural areas; full or partial division or merger of boundaries; establishment or adjustment to names of administrative divisions specified in Article 2 of the Decision No. 861/QD-TTg dated June 04, 2021 of the Prime Minister.

2. Provincial People's Committees shall decide to revise lists of communes in ethnic minority and mountainous areas according to competent authorities’ decisions on recognition that communes meet new rural standards; full or partial division or merger of boundaries; establishment or adjustment to names of administrative divisions.

Chapter IV

DISTINCTION OF POWERS UPON TWO-TIER LOCAL GOVERNMENTS ORGANIZATION IN FIELDS OF ETHNICITY, RELIGION AND FOLK BELIEF

Section 1. DISTINCTION OF POWERS IN THE FIELD OF ETHNICITY

Article 12. Recognition, removal from lists and replacement, addition to lists of prestigious persons in ethnic minority communities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Procedures for recognition, removal from lists and replacement, addition to lists of prestigious persons in ethnic minority communities are provided for in Section VIII Appendix I enclosed with this Decree.

Article 13. Decision on number of prestigious persons

The Chairperson of People's Committee of commune has power to decide the number of prestigious persons in case a new hamlet is established due to merger of hamlets in accordance with regulations in point b clause 3 Article 4 of the Decision No. 12/2018/QD-TTg amended by the Decision No. 28/2023/QD-TTg.

Section 2. DISTINCTION OF POWERS IN THE FIELD OF RELIGION AND FOLK BELIEF

Article 14. Receipt of notification of organization of periodic folk belief festivals

1. Powers over receipt of notification of organization of periodic folk belief festivals specified in clause 1 Article 13 of the Law on Religion and Folk Belief shall be distinguished as follows:

a) The People's Committee of commune where periodic folk belief festivals are organized shall receive written notification from the representative(s) or the management of a folk religious establishment of folk belief festivals whose scope is limited to a commune;

b) The People's Committee of province where periodic folk belief festivals are organized shall receive written notification from the representative(s) or the management of a folk religious establishment of folk belief festivals whose scope is limited to a province.

2. Procedures for receiving notification of organization of periodic folk belief festivals are provided for in Section IX the Appendix I enclosed with this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. The power over receipt of notification of supplementary courses in religion specified in clause 2 Article 41 of the Law on Religion and Folk Belief shall be distinguished as follows: The People's Committee of commune where a religious organization or religious affiliate offers a supplementary course in religion shall receive written notification from such organization or affiliate of offer of the supplementary course in religion other than that specified in clause 1 Article 41 of the Law on Religion and Folk Belief.

2. Procedures for receiving written notification of the offer of supplementary course in religion are provided for in Section X Appendix I enclosed with this Decree.

Article 16. Receipt of notification of list of religious activities

1. Powers over receipt of notification of list of religious activities specified in clause 1 Article 43 of the Law on Religion and Folk Belief shall be distinguished as follows:

a) The People's Committee of commune has the power to receive the list of religious activities from a religious organization, religious affiliate or organization with certified registration of religious activities whose religious activities occur solely in one commune;

b) The People's Committee of province has the power to receive the list of religious activities from a religious organization, religious affiliate or organization with certified registration of religious activities whose religious activities occur in multiple communes of a province;

c) The Ministry of Ethnic and Religious Affairs has the power to receive the list of religious activities from a religious organization, religious affiliate or organization with certified registration of religious activities whose religious activities occur in multiple provinces.

2. The organization’s representative shall be responsible for additionally notifying religious activities not included in the notified list to a competent authority according to regulations in clause 1 of this Article at least 20 days prior to the occurrence of such activities.

3. Procedures for receiving written notification of the list of religious activities are provided for in Section XI Appendix I enclosed with this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Powers over receipt of notification of organization of conferences of religious organizations and religious affiliates specified in clause 1 Article 44 of the Law on Religion and Folk Belief shall be distinguished as follows:

a) The People's Committee of commune has the power to receive written notification of organization of an annual conference from a religious organization or religious affiliate operating within a commune;

b) The People's Committee of province has the power to receive written notification of organization of an annual conference from a religious organization or religious affiliate operating in multiple communes within a province;

c) The Ministry of Ethnic and Religious Affairs has the power to receive written notification of organization of an annual conference from a religious organization or religious affiliate operating in multiple provinces.

2. Procedures for receiving notification of organization of conferences from religious organizations or religious affiliates are provided for in Section XII the Appendix I enclosed with this Decree.

Article 18. Approval of organization of general meetings of religious organizations, religious affiliates and organizations with certified registration of religious activities

1. Powers over approval of organization of general meetings of religious organizations, religious affiliates and organizations with certified registration of religious activities specified in clause 3 Article 45 of the Law on Religion and Folk Belief shall be distinguished as follows:

a) The People's Committee of commune shall reply in writing to organization of a general meeting of a religious affiliate operating within a commune;

b) The People's Committee of province shall reply in writing to organization of a general meeting of a religious organization, religious affiliate or organization with certified registration of religious activities operating in multiple communes within a province;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Procedures for approval of organization of general meetings of religious organizations, religious affiliates and organizations with certified registration of religious activities are provided for in Section XIII the Appendix I enclosed with this Decree

Article 19. Approval of organization of ceremonies and sermons outside religious establishments and legitimate locations

1. Powers over approval of organization of ceremonies and sermons outside religious establishments and legitimate locations specified in clause 3 Article 46 of the Law on Religion and Folk Belief shall be distinguished as follows:

a) The People's Committee of commune shall reply in writing to organization of a ceremony or sermon solely in the commune;

b) The People's Committee of province where a ceremony or sermon is expected to be organized shall reply in writing to organization of the ceremony or sermon in multiple communes within a province or in multiple provinces.

2. Procedures for approving organization of ceremonies and sermons outside religious establishments and legitimate locations are provided for in Section XIV the Appendix I enclosed with this Decree.

Article 20. Receipt of notification of donation to folk religious establishments, religious organizations and religious affiliates

1. Powers over receipt of notification of donation to folk religious establishments, religious organizations and religious affiliates specified in clause 3 Article 25 of the Government's Decree No. 95/2023/ND-CP dated December 29, 2023 shall be distinguished as follows:

a) The People's Committee of commune where the donation is given shall receive written notification from the representative or the management of a folk religious establishment, religious organization or religious affiliate of donation within a commune;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Procedures for receiving notification of donation to folk religious establishments, religious organizations and religious affiliates are provided for in Section XV the Appendix I enclosed with this Decree.

Chapter V

RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, MINISTERIAL AUTHORITIES AND LOCAL GOVERNMENTS

Article 21. Responsibility of the Ministry of Ethnic and Religious Affairs

1. Preside over and cooperate with ministries, ministerial authorities and relevant authorities in organizing and providing guidelines for devolution and delegation of powers; distinction of powers according to regulations in this Decree.

2. Conduct inspection and supervision of tasks over which powers are delegated or devolved to local governments or powers of local governments are distinguished as per law.

Article 22. Responsibilities of ministries, ministerial authorities and relevant authorities

Ministers, Heads of ministerial authorities and Heads of relevant authorities, within their functions, tasks and powers shall organize the implementation of this Decree and cooperate with the Ministry of Ethnic and Religious Affairs in reporting on relevant contents in this Decree to the Government.

Article 23. Responsibilities of People's Committees at all levels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Provincial People's Committees, within their powers, shall decide to devolve or authorize powers to provincial ethnicity, religion and folk belief authorities to perform tasks and exercise powers that have been distinguished in this Decree in accordance with the 2025 Law on Organization of Local Government and their actual capacities and conditions.

3. Maintain resources to carry out tasks as delegated or devolved or over which their powers have been distinguished in this Decree.

Chapter VI

IMPLEMENTATION CLAUSES

Article 24. Effect

1. This Decree takes effect from July 01, 2025.

2. This Decree ceases to have effect from March 01, 2027 unless the competent authority decides to extend the period of application of all or part of this Decree.

3. During the effective period of this Decree, if any Law, Resolution of the National Assembly, Ordinance, Resolution of the National Assembly Standing Committee and other relevant legislative documents issued and effective before July 1, 2025 contain regulations on powers, state management responsibilities, procedures other than those in this Decree, regulations in this Decree shall apply.

4. If any Law, Resolution of the National Assembly, Ordinance, Resolution of the National Assembly Standing Committee, Decree or Resolution of the Government issued and effective after July 1, 2025 contains regulations on powers, state management responsibilities, procedures other than those in this Decree, regulations in such documents shall apply.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. The application for issuance of a certificate of registration of religious activities is provided for in Section I the Appendix II enclosed with this Decree.

2. The application for recognition of a religious organization is provided for in Section II the Appendix II enclosed with this Decree.

3. The application for establishment, full or partial division, merger, consolidation of a religious affiliate is provided for in Section III the Appendix II enclosed with this Decree.

4. The application for registration of a sub-dignitary appointed, elected or selected is provided for in Section IV the Appendix II enclosed with this Decree.

5. The application for approval of establishment of a religious educational institution is provided for in Section V the Appendix II enclosed with this Decree.

6. A written notification of a dignitary ordained or selected shall contain information on name of a religious organization, the dignitary’s full name, hierarchical rank, area of operation and summary of religious activities, and be enclosed with the dignitary’s resume.

7. Simplification of administrative procedures in the field of religion and folk belief is provided for in Section VI the Appendix II enclosed with this Decree.

Article 26. Amendments to some articles of the Government’s Decree No.  05/2011/ND-CP dated January 14, 2011, amended by the Government's Decree No. 127/2024/ND-CP dated January 14, 2024

1. Clause 4 Article 4 (amended by clause 1 Article 1 of the Government's Decree No. 127/2024/ND-CP dated January 14, 2024) shall be amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Clause 2 Article 6 shall be amended as follows:

 “2. Provincial-level and communal-level assemblies of delegates of ethnic minorities are held every five years.”.

3. Clause 5 Article 22 shall be amended as follows:

“5. Ethnicity, religion and folk belief authorities are organized at central, provincial and communal levels.”.

Article 27. Amendments to some articles of the Government’s Decree No. 41/2025/ND-CP dated February 26, 2025 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Ethnic and Religious Affairs

The phrase “cấp huyện” (district-level) in point dd clause 6 Article 2 shall be annulled.

Article 28. Transition clauses

1. If tasks over which powers have been delegated or devolved by a competent authority/organization/individual are being performed but they have not been completely performed before the effective date of this Decree, all documents and performance results shall be handed over to an authority/organization/unit/individual having powers delegated, devolved or dingtinguished in order to continue performing and fulfilling such tasks according to regulations in this Decree.

2. When performing functions and tasks in state management in the fields of ethnicity, religion and folk belief, the authority/organization/individual having powers delegated, devolved or dingtinguished shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) Receive all documents, procedures and performance results before the effective date of this Decree.  Regarding any application or task that are being processed or performed and have been completely processed or performed before the effective date of this Decree, be prohibited from requesting the authority/organization/individual to re-initiate procedures or re-make application in accordance with regulations in this Decree;

c) Send periodic reports on results of performance of tasks over which powers have been delegated, devolved or dingtinguished  before December 31, every year to the competent authority/organization/individual delegating or devolving such powers.

3. Unexpired documents or certificates issued by the competent authority/organization/individual delegating, devolving or distinguishing powers before the effective date of this Decree shall continue to be applied and used until the expiry dates indicated in such documents or certificates.  If any authority/organization/individual applies for revision to or re-issuance of such documents or certificates, they shall submit their application to the authority/organization/unit/individual having powers delegated, devolved or dingtinguished for settlement according to regulations in this Decree./.

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Hoa Binh

 

Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Nghị định 124/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo
Số hiệu: 124/2025/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Lĩnh vực, ngành: Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 11/06/2025
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản