Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Nghị định 10-HĐBT năm 1982 quy định việc phân loại đầu tư vốn và phân cấp quản lý các hệ thống đường bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 10-HĐBT
Ngày ban hành 20/01/1982
Ngày có hiệu lực 20/01/1982
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Tố Hữu
Lĩnh vực Đầu tư,Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10-HĐBT

Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 1982

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 10-HĐBT NGÀY 20 THÁNG 1 NĂM 1982 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ VỐN VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9 tháng 2 năm 1981;
Căn cứ Quyết định số 158-CP ngày 4 tháng 7 năm 1974;
Để quản lý chặt chẽ công tác xây dựng và sửa chữa hệ thống đường bộ nhằm phát triển và củng cố mạng lưới giao thông đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển kinh tế, phục vụ đời sống nhân dân và củng cố quốc phòng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1- Toàn bộ hệ thống đường bộ (bao gồm đường xe cơ giới, đường xe thô sơ) trong cả nước là tài sản xã hội chủ nghĩa.

Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống đường bộ trong cả nước.

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý hệ thống đường bộ ở địa phương theo sự phân cấp quản lý của Nhà nước.

Các ngành, các cấp, các đơn vị kinh tế, quốc phòng và mọi công dân đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn hệ thống giao thông đường bộ và chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ về quản lý giao thông vận tải.

Điều 2- Đường bộ được chia thành 6 hệ thống như sau:

1. Hệ thống đường quốc lộ ký hiệu QL.

Là những đường trục chính của mạng lưới đường toàn quốc có tác dụng đặc biệt quan trọng phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị, văn hoá và quốc phòng; nối liền Thủ đô với trung tâm hành chính các tỉnh, thành phố, đặc khu, với các đầu mối giao thông trọng yếu của Nhà nước, với các nước làng giềng hoặc là những đường nối liền các trung tâm, các đầu mối đó với nhau.

2. Hệ thống đường tỉnh, thành phố, đặc khu (sau đây gọi tắt là tỉnh, ký hiệu ĐT).

Là đường trục chính nằm trong phạm vi tỉnh hoặc nối liền giữa tỉnh này với tỉnh khác; giữa tỉnh với các đầu mối quan trọng khác có tác dụng phục vụ lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hoá và trị an của tỉnh.

3. Hệ thống đường huyện (ký hiệu ĐH)

Là đường chính nằm trong một huyện hoặc nối sang huyện khác có tác dụng phục vụ chủ yếu cho nhu cầu kinh tế, chính trị, văn hoá và trị an của huyện

4. Hệ thống đường xã (ký hiệu ĐX)

Là đường nằm trong phạm vi một xã hoặc đường nối liền với xã lân cận, đường dẫn ra đồng ruộng hoặc ra các hệ thống đường khác có tác dụng phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sản xuất và các lợi ích công cộng của xã.

5. Hệ thống đường đô thị (ký hiệu ĐĐT)

Bao gồm tất cả các loại đường phố và đường giao thông (trừ các quốc lộ) nằm trong phạm vi nội thành, nội thị theo địa giới hành chính của thành phố, thị xã, thị trấn.

Hệ thống đường đô thị được chia thành nhiều loại, tuỳ theo tính chất và công dụng của mỗi loại đường. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng cùng với Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quy định tiêu chuẩn phân loại này:

6. Hệ thống đường chuyên dùng (ký hiệu CD)

Là những đường chuyên phục vụ cho nhu cầu vận chuyển của một hoặc nhiều cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông, lâm trường; đường ra, vào các khu kinh tế mới, các vùng định canh định cư, các cơ sở quốc phòng, các ga tàu, bến cảng, kho bãi và đường nội bộ trong từng cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học...

Điều 3- Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các loại đường được quy định như sau:

- Hệ thống đường quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định.

- Các hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường chuyên dùng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định.

-Các hệ thống đường huyện, xã do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định.

Điều 4- Vốn quản lý và sửa chữa đường (bao gồm sửa chữa lớn, vừa và sửa chữa thường xuyên) do Bộ Giao thông vận tải (nếu là quốc lộ) hoặc do Uỷ ban nhân dân tỉnh (nếu là đường tỉnh, đô thị... ) chịu trách nhiệm cân đối và phân bổ cho các loại công tác quản lý, sửa chữa theo định mức và kế hoạch của từng đường.

[...]