Kế hoạch 60/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo của tỉnh Nam Định

Số hiệu 60/KH-UBND
Ngày ban hành 29/05/2018
Ngày có hiệu lực 29/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Ngô Gia Tự
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Nam Định, ngày 29 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2018/NQ-CP NGÀY 15/5/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2018 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

Thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP), Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Sau 4 năm triển khai các Nghị quyết số 19 của Chính phủ, tỉnh Nam Định đã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

a) Các Sở, ngành, địa phương trong toàn tỉnh tích cực đẩy mạnh triển khai công tác cải cách hành chính (CCHC), trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Các thủ tục hành chính (TTHC) thường xuyên được cập nht, rà soát để đơn giản hóa; bãi bỏ các TTHC không phù hợp; rút ngắn thời gian giải quyết. Cơ chế “Một cửa”, cơ chế “Mt cửa liên thông” được tích cực triển khai đảm bảo theo quy định để giải quyết tốt các TTHC.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa các hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành kết nối liên thông Hệ thống quản lý văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương khác. Tiếp tục triển khai xây dựng chính quyền điện tử; duy trì áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào các hoạt động quản lý nhà nước tại các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Nam Định. Triển khai Hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến cung cấp 1.752 thủ tục, trong đó 100% thủ tục mức độ 2 và trên 300 thủ tục mức độ 3. Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Nam Định còn thực hiện hệ thng một cửa điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC thuộc lĩnh vực đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài và lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Qua đó từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo chất lượng dịch vụ hành chính công. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch với người nộp thuế. Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 99%, tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử đạt 99%, 100% hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện bng phương thức điện tử.

c) Tích cực huy động các nguồn lực để cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu, địa điểm du lịch trọng điểm của tỉnh để tạo điểm nhấn trong thu hút du khách du lịch. Đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm, v sinh môi trường. Tiếp tục dùng nguồn ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng hệ thng bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.

d) Thực hiện các giải pháp thiết thực để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp như rà soát, cắt giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ Trạm thu giá Mỹ Lộc (đầu tư theo hình thức BOT). Chỉ đạo áp dụng các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả kinh doanh.

đ) Chủ động rà soát, xử lý chồng chéo trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của các huyện, thành phố Nam Định, Sở, ngành theo Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ và Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 30/5/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định về việc chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định, không đxảy ra tình trạng thanh tra, kim tra quá 01 ln/năm đi với doanh nghiệp.

e) Các Sở, ngành, địa phương tổ chức tự đánh giá chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm đxác định những mặt mạnh và hạn chế trong công tác CCHC. Tích cực triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ sCCHC theo Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 14/8/2017 của UBND tỉnh Nam Định. Nâng cao hiệu quả điều hành của bộ máy chính quyền các cấp; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nn công vụ hin đại nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng, minh bạch, hp dn, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.

g) Các Nghị quyết số 19 của Chính phủ được UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo triển khai sâu rộng đến các Sở, ngành, địa phương các cấp. Kết hợp triển khai các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19 với các văn bản chỉ đạo của tỉnh về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020 như Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 09/6/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định, Kế hoạch 58/KH-UBND ngày 01/7/2016; Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 23/8/2017 về cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 14/8/2017 về nâng cao chỉ số cải cách hành chính.

2. Nhờ tích cực triển khai các giải pháp nêu trên, tỉnh Nam Định đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như sau:

a) Thu hút đầu tư ngoài ngân sách đạt kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng mạnh mẽ, đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay về vốn đăng ký và lần đầu tiên Nam Định nằm trong số những tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài năm 2017. Trong năm 2017, tỉnh đã cấp mới cho 17 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho 8 dự án với tổng vốn đăng ký mới và bổ sung là 2.229 triệu USD (Trong đó Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1 tại huyện Hải Hậu có tổng vn đầu tư là 2.072 triệu USD). Tỉnh Nam Định đã thu hút được 54 dự án đầu tư trong nước đăng ký mới và 5 dự án điều chỉnh bổ sung với tổng số vốn là 2.358 tỷ đồng, tăng 111,8% so với năm 2016.

b) Công tác đăng ký kinh doanh đã được tập trung chỉ đạo nhằm cải thiện, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, số doanh nghiệp mới được đăng ký thành lập tiếp tục tăng trưởng cả về số lượng và số vốn đăng ký. Năm 2017, cấp mới Giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng ký hoạt động cho 802 doanh nghiệp và 109 chi nhánh, văn phòng đại diện với tng số vn đăng ký là 6.856 tỷ đng, tăng 19,3% về số lượng doanh nghiệp và tăng 38,9% về số vốn đăng ký so với năm 2016. Lũy kế tng số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2017 là 7.273 doanh nghiệp, với tổng svốn đăng ký là 54.269,3 tỷ đồng.

c) Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đạt 39,32 điểm, đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, chỉ sau tnh Quảng Bình và Bến Tre.

3. Mặc dù đã có một số cải thiện, nhưng môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Nam Định vẫn còn một số hạn chế sau:

a) Chỉ snăng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 của tỉnh đạt 61,43 điểm, đứng thứ 41/63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tăng 2,89 điểm và hạ 11 bậc so với năm 2016. Trong đó có 04 chỉ tiêu giảm điểm nhiều nhất là: Gia nhập thị trường thứ 44/63, giảm 0,96 đim và hạ 15 bậc so với năm 2016; Tính minh bạch xếp thứ 63/63, giảm 0,73 điểm và hạ 20 bậc so với năm 2016; Tính năng động xếp thứ 60/63, giảm 0,54 điểm và hạ 35 bậc so với năm 2016; Chi phí không chính thức xếp thứ 48/63, giảm 0,86 điểm và hạ 24 bậc so với năm 2016. Chỉ số CCHC (Par Index) năm 2017 của tỉnh đạt 76,5%, xếp hạng 40/63. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) đạt 86,9%, xếp hạng 59/63.

b) Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ doanh nghiệp ở một số các ngành và địa phương còn chưa được quan tâm, chưa đi vào thực chất. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự chủ động, quyết liệt trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

c) Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ chưa đạt yêu cầu, việc phát hiện và xử lý vi phạm chưa kịp thời và triệt đ, vn còn tn tại một số lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, gây phiền hà đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP gn với việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tỉnh Nam Định. Tiếp tục bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn kinh tế Thế giới, về năng lực đi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới, về Chính phủ điện tử của Liên hợp Quốc.

Tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thân thiện, bình đẳng; đẩy mạnh cải cách TTHC, đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện TTHC; tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp.

2. Mc tiêu cụ thể

a) Tiếp tục cải thiện điểm số và xếp hạng về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đu chỉ số PCI của tỉnh đứng thứ 32/63 trở lên trên bảng xếp hạng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải thiện điểm số và thứ hạng của 10 chỉ số thành phần và 128 chỉ tiêu cơ sở của chỉ số PCI, trong đó tập trung triển khai các biện pháp cải thiện các chỉ số có điểm số thấp, còn dư địa để phát triển (Tính minh bạch, Tính năng động, Gia nhập thị trường, Chi phí không chính thức, Hỗ trợ doanh nghiệp); giữ vững các chỉ tiêu có đim s khá và tt (Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự, Đào tạo lao động, Tiếp cận đất đai, Cạnh tranh bình đẳng, Chi phí thời gian). Tạo bước đột phá về cải thin chỉ số Cơ sở hạ tầng của Nam Định, phn đấu trong nhóm 35 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước (năm 2017 đứng thứ 40/63).

b) Rút ngắn ít nhất 20% thời gian giải quyết các TTHC về chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án thực hiện ngoài khu công nghiệp so với thời gian quy định tại Luật Đầu tư.

c) Đảm bảo tổng thời gian để hoàn thành các thủ tục đăng ký doanh nghiệp nhiu nht là 5-6 ngày (bao gồm cả thời gian hoàn thiện hsơ đăng ký doanh nghiệp). Tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt 23%. Kết hợp công bthông tin doanh nghiệp cùng thời đim đăng ký thành lập doanh nghiệp khi có hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nghiêm túc thực hiện rút ngắn thời gian doanh nghiệp mua hóa đơn VAT hoặc tự in hóa đơn xung dưới 4 ngày.

[...]