Kế hoạch 1431/KH-UBND năm 2013 triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013-2015

Số hiệu 1431/KH-UBND
Ngày ban hành 12/07/2013
Ngày có hiệu lực 12/07/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Thị Kim Đơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1431/KH-UBND

Kon Tum, ngày 12 tháng 07 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI PHONG TRÀO VỆ SINH YÊU NƯỚC NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

Căn cứ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 192/BYT-MT ngày 10/01/2013 của Bộ Y tế về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Công văn số 3062/BYT-MT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn kế hoạch triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2013 - 2015.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Kon Tum giai đoạn 2013 - 2015, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành và toàn xã hội về Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, chuyển biến thành các hành động cụ thể về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường liên quan đến sức khỏe.

- Phát động Phong trào sâu rộng trong các địa phương, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, trường học và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác Hồ.

- Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu có liên quan đến vệ sinh và nâng cao sức khỏe của Chương trình mục tiêu quốc gia Y tế, Chương trình Xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân phải thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Việc tổ chức các hoạt động phải đảm bảo thiết thực và có hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

II. MỤC TIÊU CỦA PHONG TRÀO

1. Nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, từng gia đình và toàn xã hội trong việc triển khai các hoạt động vệ sinh nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Phát động Phong Trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân bền vững, dựa vào dân và do dân thực hiện.

3. Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân; tăng cường sự hợp tác quốc tế đối với công tác vệ sinh nâng cao sức khỏe nhân dân.

4. Đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Chương trình Xây dựng nông thôn mới do Bộ Chính trị phát động.

5. Đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu về vệ sinh của các chiến lược, chương trình, phong trào có liên quan.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2015

1. Nhóm mục tiêu về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cộng đồng

Tăng cường sự hiểu biết của người dân, huy động sự tham gia của cộng đồng và các nguồn lực để đảm bảo:

- 90% số hộ gia đình thành thị và 85% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% theo quy chuẩn QCVN 02 - BYT của Bộ Y tế;

- 90% số hộ gia đình ở thành thị và 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh theo Quy chuẩn QCVN 02 - BYT của Bộ Y tế;

- 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh; không sử dụng phân tươi để chăm bón cây trồng, nuôi thủy sản;

- 100% cơ sở sản xuất, nơi công cộng (trạm y tế xã, trường học mầm non, phổ thông, chợ, bến xe...) có nhà tiêu hợp vệ sinh, có đủ nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng;

- 100% trường học thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh trong học sinh, sinh viên;

- Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định; các thôn, làng có điểm thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh và thực hiện phong trào phân loại, thu gom và xử lý chất thải, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường;

- 50% người dân thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng.

[...]