Kế hoạch 6317/KH-UBND năm 2013 thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2015

Số hiệu 6317/KH-UBND
Ngày ban hành 06/08/2013
Ngày có hiệu lực 06/08/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Thành Trí
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6317/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 06 tháng 8 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN PHONG TRÀO VỆ SINH YÊU NƯỚC NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

Căn cứ Quyết định số 730/QĐ-TTg ngày 19/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”;

Căn cứ Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2015 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, mỗi gia đình và toàn xã hội tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh yêu nước, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe.

2. Triển khai Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cộng đồng

a) 90% hộ gia đình thành thị, 85% số hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 45% theo quy chuẩn QCVN/02 BYT của Bộ Y tế.

b) 90% số hộ gia đình ở thành thị, 65% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy chuẩn QCVN/02 BYT của Bộ Y tế.

c) 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh.

d) 100% các trường học mẫu giáo, mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, trạm y tế xã có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

đ)Thu gom và xử lý 100% chất thải rắn y tế, chất thải rắn sinh hoạt đô thị, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại; thu gom 100% và xử lý trên 80% chất thải rắn nguy hại.

e) 50% người dân thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng.

2. Vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Trên 90% lượt cán bộ làm công tác quản lý, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) 95% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, 100% người quản lý và 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

c) 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

d) 80% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 100% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm.

đ) Giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm.

3.Vệ sinh lao động

a) 100% cơ sở sản xuất đảm bảo vệ sinh nhà xưởng, sắp xếp nơi làm việc gọn gàng.

b) 100% người lao động được tuyên truyền vệ sinh cá nhân tại nơi làm việc, sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân đúng quy định .

III. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cộng đồng

Tập trung ưu tiên triển khai các hoạt động về vệ sinh nhằm giải quyết các dịch bệnh lây theo đường tiêu hóa, hô hấp, bệnh do các véc tơ lây truyền, các bệnh da, phụ khoa và một số bệnh không lây nhiễm liên quan đến vệ sinh phòng bệnh.

[...]