Kế hoạch liên tịch 4042/KHLT-SVHTT-SGDĐT năm 2022 về phối hợp đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và sử dụng di sản văn hóa trong dạy và học ở các bảo tàng và trường học do Sở Văn hóa và Thể thao - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 4042/KHLT-SVHTT-SGDĐT |
Ngày ban hành | 19/09/2022 |
Ngày có hiệu lực | 19/09/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh,Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Văn Hiếu,Trần Thế Thuận |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4042/KHLT-SVHTT-SGDĐT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2022 |
- Căn cứ văn bản số 3809/BVHTTDL-DSVH, ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và xây dựng chương trình phối hợp với Ngành giáo dục và đào tạo trong hoạt động bảo tàng;
- Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch phối hợp đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và sử dụng di sản văn hóa trong dạy và học ở các bảo tàng và trường học.
- Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động bảo tàng.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, tìm hiểu lịch sử dân tộc, thấm nhuần tư tưởng của Bác “Dân ta phải biết sử ta” cho học sinh, sinh viên.
- Nối kết các hoạt động giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống.
- Tăng tính hiệu quả công tác giáo dục lịch sử địa phương để thấy được vai trò của chuyển đổi số trong kết nối giữa bảo tàng và trường học.
- Xây dựng thành công “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối với các đơn vị bảo tàng
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa phù hợp với các đối tượng học sinh tại các trường nhằm giới thiệu di sản văn hóa trong không gian số, sử dụng trong dạy và học. Chủ động phối hợp với các trường học trong hoạt động triển lãm, trưng bày và các chương trình giáo dục về lịch sử, văn hóa ...
+ Tiếp tục thực hiện việc trưng bày trực tuyến trên website, giới thiệu sưu tập, giới thiệu hiện vật bảo tàng qua Video clip trên các nền tảng số Website, Fanpage, Youtube. Phối hợp với công ty chuyên môn về công nghệ thông tin để xây dựng thử nghiệm mô hình bảo tàng Smart Museum 3D/360° đã thực hiện thành công ứng dụng công nghệ.
+ Phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo để xây dựng kho học liệu số chuyên sâu về Lịch sử, Địa lí, Văn học, Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh để dùng chung cho toàn ngành.
+ Tùy theo tình hình và điều kiện thực tế của mỗi bảo tàng để xây dựng cơ sở dữ liệu, các chương trình giáo dục di sản văn hóa phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
- Đối với các trường học trên địa bàn Thành phố
Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, băng đĩa về các di sản có liên quan đến bài học để phục vụ cho tổ chức các hoạt động của học sinh. Xây dựng hệ thống tư liệu về di sản cho chủ đề dạy học nhằm hỗ trợ hoạt động tìm tòi, khám phá của học sinh...
2. Công tác phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy và học
- Đối với các đơn vị bảo tàng
+ Các bảo tàng phối hợp với các trường để đưa học sinh đến với bảo tàng và đưa di sản văn hóa đến với học đường theo cách tiếp cận mới.
+ Bảo tàng hỗ trợ chuyên môn cho các trường học có yêu cầu để xây dựng kế hoạch tổ chức phục vụ các hoạt động ngoại khóa mang tính trải nghiệm, khám phá, đưa các trò chơi dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian có sự tham gia của nghệ nhân (trình diễn và truyền dạy kỹ năng di sản phi vật thể) gần với nội dung trưng bày bảo tàng cho các em học sinh. Tùy vào nội dung hoạt động của từng bảo tàng, cần xây dựng riêng một chương trình tham quan kết hợp tổ chức một số hoạt động mang tính giáo dục thông qua: trò chơi, giải đáp ô chữ, trải nghiệm, hướng nghiệp, giao lưu với nghệ nhân, nhân chứng, chuyên gia... trong một khoảng thời gian ngắn (2 tiết học) phải đảm bảo giảm nhẹ tính học thuật, tăng tính tương tác hỏi - đáp để phục vụ nhóm đối tượng học sinh.
+ Thực hiện “Đưa bảo tàng đến trường học”, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các chuyên đề có nội dung gắn với chương trình học tập và có kế hoạch đưa đến các trường học... Có chế độ miễn giảm vé vào cổng khi học sinh Thành phố Hồ Chí Minh đến tham quan, học tập. Đa dạng các hình thức giáo dục tại bảo tàng như giao lưu, nói chuyện chuyên đề.
+ Xây dựng các chương trình, các tiết học có ứng dụng công nghệ phục vụ cho học sinh trong hành trình “Đưa bảo tàng đến trường học”: Tích hợp từ những chuyên đề trưng bày của mỗi bảo tàng đưa vào các môn học Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý, Tiếng Anh, Ngữ văn... Xây dựng các chương trình giáo dục di sản văn hóa dành riêng cho học sinh, sinh viên gắn với khung kiến thức, kỹ năng sống phù hợp.
+ Phối hợp liên tịch giữa Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các hội thi Tìm hiểu về Lịch sử văn hóa của đất nước, của địa phương. Nhằm mục đích tạo sân chơi lành mạnh về văn hóa, du lịch. Giúp các em trở thành những tuyên truyền viên đầy năng động và sáng tạo.
+ Tổ chức chương trình gắn với hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp trong trường phổ thông (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018).
+ Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục của bảo tàng, nhằm thực hiện hiệu quả việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy và học.