Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2024 thực hiện Kế hoạch 199-KH/TU thực hiện Chỉ thị 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới do tỉnh Trà Vinh ban hành

Số hiệu 99/KH-UBND
Ngày ban hành 09/09/2024
Ngày có hiệu lực 09/09/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Trà Vinh
Người ký Lê Văn Hẳn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 99/KH-UBND

 Trà Vinh, ngày 09 tháng 9 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 199-KH/TU NGÀY 27/6/2024 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 31-CT/TW NGÀY 19/3/2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Kế hoạch số 199-KH/TU ngày 27/6/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới (viết tắt là Kế hoạch số 199-KH/TU), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt sâu sắc và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch số 199-KH/TU nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.

2. Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh.

3. Các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Kế hoạch số 199-KH/TU và Kế hoạch này phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỷ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm.

2. Hằng năm số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm.

3. Số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

a) Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động; phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung Kế hoạch số 199-KH/TU và Kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về vai trò, tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, phải được thực hiện thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và đất nước.

b) Các cấp, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động; phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo khoa học, chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả; định kỳ hàng năm kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

a) Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động, gắn với việc tuyên truyền và triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” theo Quyết định số 117/QĐ-UBND ngày 26/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 17/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.

b) Đổi mới nội dung, đa dạng hoá hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao. Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân hằng năm.

3. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn và các tổ chức có liên quan; chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động; khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, chú trọng biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

a) Tiếp tục rà soát, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về công tác an toàn, vệ sinh lao động; thường xuyên củng cố, kiện toàn Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tỉnh; phân công, phân cấp, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm; thực hiện tốt Chương trình An toàn, vệ sinh lao động tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 2499/QĐ-UBND ngày 30/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo hướng thiết thực, đơn giản, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người lao động. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, tiếp nhận và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

c) Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án đầu tư khai thác, sản xuất công nghiệp, xây lắp, nơi có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; thực hiện nghiêm việc khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quan tâm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, người khuyết tật, người cao tuổi, giúp việc gia đình, người học nghề, thử việc; thực hiện tốt chính sách khám sức khỏe định kỳ, giám định, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, điều trị, tiền lương, chi phí y tế, trợ cấp, bồi thường, bảo hiểm và các chính sách khác theo quy định cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

d) Quản lý chặt chẽ các hoạt động dịch vụ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; quan trắc môi trường lao động; khám sức khỏe định kỳ, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp; kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Nâng cao chất lượng các cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động; bộ phận làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận y tế, hội đồng an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo đúng quy định.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công tác an toàn, vệ sinh lao động

a) Thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng tổ chức đào tạo, tập huấn, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, công tác y tế tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thanh tra lao động, thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm cả khu vực không có quan hệ lao động đáp ứng với tình hình mới và xu thế hội nhập hiện nay.

b) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong chăm sóc sức khoẻ người lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

[...]