Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 06/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 98/KH-UBND
Ngày ban hành 08/03/2021
Ngày có hiệu lực 08/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Nguyễn Trọng Hài
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/KH-UBND

Lào Cai, ngày 08 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 06/NQ-CP NGÀY 21/01/2021 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56- KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị. UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xác định toàn diện các nhiệm vụ và giải pháp của UBND tỉnh Lào Cai nhằm quán triệt và chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị.

Tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT) giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu cụ thể sau:

2.1. Về ứng phó với BĐKH

- Xây dựng, ban hành và thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai. Giảm 30% thiệt hại về người đối với các loại hình thiên tai có cường độ, quy mô tương đương đã xảy ra trong giai đoạn 2015-2020.

- Giảm 7,3% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU), đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0-7,0% tổng tiêu thụ năng lượng trên địa bàn tỉnh.

- 100% các sông suối chính trên địa bàn toàn tỉnh được xây dựng hệ thống cảnh báo lũ tương ứng với các mức lũ theo cấp báo động.

2.2. Về quản lý tài nguyên

- Tiếp tục điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng. Hoàn thiện công tác đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính; 30% diện tích được điều tra, đánh giá lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000.

- Quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường kiểm soát tình hình khai thác tài nguyên, giảm thất thoát tài nguyên khoáng sản: 80% điểm khai thác khoáng sản được lắp đặt trạm cân, camera giám sát, kết nối tự động, liên tục về cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi, giám sát.

- Bảo đảm 100% hồ chứa lớn được kiểm soát, giám sát để duy trì dòng chảy tối thiểu của các lưu vực sông, 100% lưu vực sông liên quốc gia, liên tỉnh có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến.

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo.

2.3. Về bảo vệ môi trường:

- Xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Duy trì ổn định chất lượng môi trường không khí ở các đô thị lớn; 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% tổng lượng chất thải được thu gom; 100% chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom, xử lý. Bảo đảm 100% khu, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; Ít nhất 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.

- Xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu; 100% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; 93% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

- Bảo đảm độ che phủ rừng được duy trì ở mức 56%; Duy trì ổn định diện tích các khu vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Các loài nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn được đưa vào chương trình quản lý, bảo vệ.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Các nhiệm vụ, giải pháp chung

1.1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn thi hành pháp luật, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp, ngành và toàn xã hội trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Tiếp tục đưa nội dung về phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp, đào tạo cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp tại địa phương.

- Xây dựng và thực hiện tiêu chí, chuẩn mực về môi trường trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức môi trường trong xã hội.

[...]