Kế hoạch 219/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 311-KH/TU thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045 do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 219/KH-UBND
Ngày ban hành 20/08/2020
Ngày có hiệu lực 20/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 219/KH-UBND

Lào Cai, ngày 20 tháng 08 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 311 - KH/TU NGÀY 10/4/2020 CỦA TỈNH ỦY LÀO CAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 55-NQ/TW NGÀY 11/02/2020 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Kế hoạch số 311 - KH/TU ngày 10/4/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 311 - KH/TU ngày 10/4/2020); UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ chính trị trên địa bàn tỉnh Lào Cai như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với chi phí hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng phù hợp; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại.

- Nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

2. Mục tiêu cụ thể

- Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong toàn tỉnh, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045 đạt khoảng 4 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 1.821MW; công suất cực đại lưới điện truyền tải dự kiến 1.900MW.

- Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt từ 15 ÷ 20% vào năm 2030; từ 25 ÷ 30% vào năm 2045.

- Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 1,1 ÷ 1,5 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 2,0 ÷ 2,5 triệu TOE.

- Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng ; đáp ứng cơ sở hạ tầng về điện để xây dựng và vận hành đô thị thông minh.

- Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 8% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

- Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiệu đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hóa, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững

- Về năng lượng tái tạo: Tham gia phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương đóng góp xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch. Ưu tiên sử dụng năng lượng thủy điện vừa và nhỏ, điện mặt trời áp mái nhà cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn.

- Về các nguồn năng lượng khác: Kịp thời nắm bắt các thông tin liên quan để nghiên cứu, phát triển trong điều kiện cho phép về tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nguồn nhân lực, khả năng tài chính và những yếu tố cần thiết khác.

2. Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Tham gia với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng hoàn thiện và triển khai Chiến lược phát triển ngành điện lực Việt Nam cho giai đoạn mới.

- Rà soát các dự án phát điện đang vận hành và đã có trong quy hoạch bảo đảm an toàn, tin cậy, ổn định theo hướng đa dạng hóa, chú trọng nâng cao hệ số công suất khả dụng và có dự phòng công suất phù hợp; đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái.

Đối với than: Thực hiện dự trữ than phù hợp, đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động sản xuất. Rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tối ưu hóa các giải pháp cung cấp than ổn định cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với cơ chế thị trường.

Đối với thủy điện: Nghiên cứu xem xét về tiềm năng thủy điện trên địa bàn, cân nhắc kỹ ảnh hưởng đến môi trường, sản xuất nông nghiệp của việc phát triển bổ sung thủy điện nhỏ và vừa.

Đối với điện mặt trời: Ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng bảo đảm an toàn hệ thống với giá thành điện năng hợp lý. Khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước các hồ thủy lợi, thủy điện có đủ diện tích.

Đối với điện sinh khối, rác thải và chất thải rắn: Khai thác tối đa nguồn điện sinh khối đồng phát; tăng cường phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ