Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 97/KH-UBND năm 2015 về cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 97/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2015
Ngày có hiệu lực 28/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Ngọc Thạch
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 97/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các mục tiêu Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động thông suốt, có hiệu lực, hiệu quả nhằm phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp tốt hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số quản trị hành chính công (PAPI) của tỉnh phấn đấu nằm trong top 25 tỉnh đứng đầu của cả nước.

b) Thủ tục hành chính được đơn giản, công khai, minh bạch, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh; phấn đấu đến năm 2020, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đạt mức trên 90%, sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Giao thông vận tải, Lao động thương binh-Xã hội, Tài nguyên và Môi trường đạt mức trên 80%.

c) Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; 100% các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh có cơ cấu công chức theo vị trí việc làm.

d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Phấn đấu đến năm 2020 có 90% các tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; 100% cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 1, 2; 50% ở mức độ 3, 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi.

đ) Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp tại tỉnh được quy định cụ thể, đảm bảo không có sự chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị. Trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền tại địa phương được phân định hợp lý trên cơ sở quy định của trung ương và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

e) Đến năm 2016, 100% cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp thành phố (gọi chung là cấp huyện) khuyến khích các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động. Đến năm 2020, các cơ quan, đơn vị được tăng cường đầu tư, đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.

II. KẾT QUẢ, SẢN PHẨM CỦA CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Cải cách thể chế

a) Đi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là nâng cao chất lượng công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể, khả thi; quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng và thực hiện các thể chế được ban hành.

b) Tăng cường rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương đến cơ sở đảm bảo tính đồng bộ, hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Cải cách thủ tục hành chính

a) Tổ chức rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính trong phạm vi quản lý của các đơn vị, địa phương. Trên cơ sở đó, đơn giản hoặc đề xuất đơn giản tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm phối hp giữa các cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và cá nhân. Công khai minh bạch tất cả thủ tục hành chính bằng nhiều hình thức thiết thực và thích hợp để tổ chức, cá nhân nắm bắt kịp thời, dễ hiểu và dễ thực hiện.

b) Nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính các cấp ở địa phương, đặc biệt là đối với cấp xã; mở rộng lĩnh vực và các thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả các cấp.

3. Cải cách tổ chức bộ máy

a) Đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương đảm bảo đồng bộ với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức, bộ máy và biên chế của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng phân định đúng, tránh chồng chéo trong quy định về chức năng, nhiệm vụ.

c) Tiếp tục quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo việc quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

a) Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong các cơ quan nhà nước các cp; hoàn thành xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề gắn với chủ trương tinh giản và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng biên chế.

b) Triển khai có hiệu quả chế độ đãi ngộ, tăng cường thu hút những người có trình độ cao về công tác tại tỉnh, đồng thời có cơ chế tiền lương, thưởng phù hp và cơ chế đủ mạnh để cương quyết thay thế kịp thời đối với những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong cơ quan nhà nước.

c) Thực hiện nghiêm túc quy định về tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức, viên chức và các chính sách tinh giản biên chế tại đơn vị theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

[...]