Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2017 bảo vệ, tôn tạo, phát huy di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với di tích trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 96/KH-UBND
Ngày ban hành 27/06/2017
Ngày có hiệu lực 27/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Văn Huỳnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 96/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 27 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

BẢO VỆ, TÔN TẠO, PHÁT HUY CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ-VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH VÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ GẮN LIỀN VỚI DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Chương trình hành động số 06-CT/TU ngày 08/3/2016 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 07/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phân công xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Theo kiểm kê toàn tỉnh có hơn 160 di tích với nhiều loại hình phong phú như: Di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh, di tích khảo cổ (gọi chung là di tích), số lượng di tích được xếp hạng đến nay là 52 di tích, gồm: 01 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích cấp quốc gia và 30 di tích cấp tỉnh và còn lại đã được lập danh mục kiểm kê. Trong mỗi di tích đều gắn liền với nhiều di sản văn hóa phi vật thể (VHPVT) mang giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc như: Lễ hội, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán... Một số di tích đã tồn tại trên 100 năm, chịu tác động của môi trường khí hậu, thời tiết cùng với sự xâm hại của con người làm cho một số di tích mau xuống cấp hư hỏng. Do nguồn lực kinh phí nhà nước đầu tư cho công tác bảo vệ, tôn tạo di tích còn hạn chế, công tác xã hội hóa và đóng góp của các tổ chức và nhân dân cho công tác này chưa nhiều nên có nhiều di tích đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.

Tuy công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp giữa các ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, sự tham gia của nhân dân nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Việc nhận thức và hành động của chính quyền các cấp, các ngành về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích chưa cao. Công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện Luật Di sản văn hóa và tham gia quản lý, bảo vệ, giữ gìn các di tích vẫn còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể và chính quyền cơ sở. Tỉnh chưa có cơ chế, chính sách, quy định cụ thể cho việc phân cấp, hình thức tổ chức và trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích nên có sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Tình trạng bao chiếm, xâm phạm, hủy hoại di tích chưa được các cấp chính quyền quan tâm nên đã dẫn đến việc người dân tự ý lấn chiếm, xây cất trên khu vực bảo vệ, phá hoại cảnh quan tại các di tích ngày càng nhiều và phức tạp, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm chưa được xử lý dứt điểm. Tình trạng thiếu hiểu biết, thương mại hóa, lợi dụng các giá trị di sản VHPVT gắn với di tích để thu lợi của một số cá nhân do thiếu sự quản lý đã làm suy giảm và thay đổi giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đthực hiện tốt công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di sản VHPVT gắn liền với di tích trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mc đích

- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên, tôn vinh và kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, gìn giữ giá trị các di sản VHPVT của dân tộc gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa của tỉnh.

- Nâng cao công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và di sản VHPVT gắn với di tích trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của toàn xã hội trong công tác đầu tư trùng tu, tu bổ, tôn tạo, quản lý và phát huy các giá trị của di tích (bao gồm giá trị vật thể và giá trị phi vật thể).

2. Yêu cầu

- Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích và di sản VHPVT gắn với di tích.

- Xây dựng kế hoạch triển khai và giải pháp cụ thể từng hoạt động theo quy định của Luật Di sản văn hóa, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, phù hợp với truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư nơi có di tích.

- Phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương với việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích.

II. NHIỆM VỤ - GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng tham gia bảo vệ, tôn tạo, phát huy các giá trị của di tích

- Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh, xây dựng và thực hiện các kế hoạch, đề án nhằm bảo vệ và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa của địa phương. Các ngành, các cấp và chính quyền các địa phương trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, triển khai sâu rộng Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương ln thứ 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” và Chương trình hành động số 53-CTr/TU, ngày 27/8/2014 của Tỉnh ủy, trong đó quan tâm đúng mức yêu cầu và nhiệm vụ bảo tồn, tôn tạo các di tích tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế; gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa làm nền tảng và động lực để phát triển du lịch.

- Tăng cường tuyên truyền Luật Di sản văn hóa; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ ban hành quy định điều kiện kinh doanh cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; các văn bản của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành Trung ương về công tác bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích. Chú trọng tuyên truyền, ph biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa thông qua nhiu hình thức truyền thông phù hợp như: Báo, đài, trang thông tin điện tử, ấn phẩm văn hóa...

- Tích cực vận động nhân dân tham gia công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích; kịp thời ngăn chặn các hoạt động tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo di tích. Xây dựng bộ nguyên tắc ứng xử văn hóa, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm tham quan du lịch là di tích tuyên truyền đến khách du lịch.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua các biện pháp tuyên truyền trong các hoạt động lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng tại di tích, các cuộc sinh hoạt tổ nhân dân tự quản tại địa phương và tiến hành thành lập Hội Di sản tỉnh. Có chính sách cho công tác thi đua khen thưởng về bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích để khuyến khích động viên và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng các giá trị văn hóa truyền thống gắn với di tích.

(Đính kèm phụ lục I)

2. Tăng cường năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và xây dựng, kiện toàn các bộ máy quản lý di tích

- Rà soát, xây dựng các văn bản pháp lý về công tác quản lý di tích; xây dựng và ban hành quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn của tỉnh để phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan. Kiện toàn, điều chỉnh chức năng để phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị làm công tác quản lý di tích (Ban Quản lý, Ban Bảo vệ) từ tỉnh đến cơ sở theo quy định.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích nhằm phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại di tích, lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan hoặc thực hiện những hành vi khác trái pháp luật, trái với thuần phong, mỹ tục.

- Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích, nhất là các di tích đã được xếp hạng. Chấn chỉnh tình trạng buông lỏng quản lý di tích ở các địa phương, khắc phục dần hậu quả tình trạng lấn chiếm, xâm hại di tích. Đối với các di tích bị lấn chiếm đất đai, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có biện pháp kịp thời, kiên quyết trong việc thu hồi đất trả về cho di tích; thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng có hiệu quả giá trị và đất đai di tích.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các ban bảo vệ di tích phải có các biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc bảo vệ di tích, bố trí người có trách nhiệm trông coi di tích, không để xảy ra tình trạng mất cắp di vật, cổ vật tại các di tích. Lễ hội được tổ chức ở địa điểm gắn với di tích thì ban tổ chức lễ hội phải kết hợp chặt chẽ với ban bảo vệ di tích để bảo vệ di tích, phòng chống cháy nổ, các hoạt động xâm hại khác làm ảnh hưởng đến di tích, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho di tích.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ