Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 943/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Số hiệu 943/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2016
Ngày có hiệu lực 30/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Đỗ Ngọc An
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 943/KH-UBND

Lai Châu, ngày 30 tháng 5 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28/4/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016 - 2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh Lai Châu xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 19/NQ-CP NGÀY 18/3/2014 VÀ NGÀY 12/3/2015

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Thực hiện Ngh quyết 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 và ngày 12/3/2015 của Chính phủ, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nội dung của Nghị quyết, trọng tâm là thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết trên địa bàn tỉnh hai năm 2015 - 2016 (Kế hoạch số 1324/KH-UBND ngày 15/9/2015), cụ thể hóa mục tiêu theo lộ trình cải cách các quy định về thủ tục, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thực thi; nhiều nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong năm 2015-2016 đã được thực hiện và đạt được kết quả, cụ thể như sau:

1. Về kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu:

- Về giảm thời gian thực hiện khởi sự doanh nghiệp: Phổ biến Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các doanh nghiệp. Rà soát danh mục thủ tục hành chính về các lĩnh vực: đăng ký doanh nghiệp, cấp Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2014. Đang triển khai xây dựng Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Ngay từ đu năm 2015, đã thực hiện rút ngắn thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ 5 ngày xung còn 3 ngày (KH: 3 ngày); thời gian thực hiện khởi sự doanh nghiệp còn 06 ngày.

- Về cải cách thủ tục, rút ngắn thời gian nộp thuế: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị áp dụng kê khai thuế điện tử trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, đặc biệt là các dịch vụ công cung cấp cho người nộp thuế. Đến hết năm 2015 có 100% DN tham gia nộp hồ sơ khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử (KH: trên 95% DN kê khai và 90% DN nộp thuế điện tử); xây dựng cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, có 100% doanh nghiệp hoàn thuế theo đúng thời gian quy định (KH: 90%). Thực hiện cắt giảm được 370 giờ, từ 541 giờ xuống 171 giờ thực hiện thủ tục thuế cho DN (KH: 121,5 giờ/năm).

- Về cải cách thủ tục nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Tiếp tục quán triệt, phổ biến các nội dung Luật BHXH s58/2014/QH13, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN. Rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình, thủ tục kê khai thu và chi BHXH, BHYT: giảm từ 115 thủ tục hành chính xuống còn 33 thủ tục, giảm 56% số lượng trong hồ sơ (gồm biểu mẫu, tờ khai, đơn, công văn đề nghị), giảm 82% chỉ tiêu trên tờ khai, biểu mẫu; giảm 78% quy trình, thao tác thực hiện; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm bắt buộc đối vi doanh nghiệp từ 50 giờ xuống còn 49,5 giờ, duyệt chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản từ 13 ngày xuống còn 10 ngày; cấp lại sổ BHXH bị mất hoặc hỏng từ không quá 40 ngày xuống còn không quá 15 ngày làm việc; không cần dùng đơn đề nghị trong trường hợp thanh toán khám chữa bệnh BHYT trong trường hợp trái tuyến, vượt tuyến, ...

- Về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng: UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư số 33/2014/TT-BCT, ngày 10/10/2014 của Bộ Công Thương để rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng đối với khách hàng sử dụng điện có đề nghị đấu nối vào lưới điện Trung áp. Công ty Điện lực tỉnh Lai Châu đã triển khai thực hiện Quyết định số 1196/QĐ-EVNNPC, ngày 27/04/2015 của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, v/v ban hành quy định cấp điện cho khách hàng từ lưới điện Trung áp, thực hiện giảm thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp còn dưới 36 ngày (KH: 36 ngày), trong đó thời gian thực tế đối với một số công trình dưới 20 ngày(1).

- Về cải cách thủ tục cấp phép xây dựng: Tiếp tục thực hiện Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 28/07/2014 của UBND tỉnh, v/v công bố thủ tục hành chính ban hành mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung. Trên lĩnh vực cấp phép xây dựng có: 04 thủ tục cấp phép xây dựng được ban hành mới; 03 thủ tục cấp phép xây dựng điều chỉnh, bổ sung và bãi bỏ 03 thủ tục cấp phép xây dựng; bước đầu đã thực hiện rút ngắn thi gian cấp phép xây dựng từ 30 ngày xuống còn dưới 20 ngày (chỉ bao gồm thời gian thực hiện các thủ tục thuộc cơ quan cấp phép giấy phép xây dựng).

- Về thực hiện cải cách thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản: Tiếp tục thực hiện thủ tục hành chính chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gn liền với đất ban hành tại Quyết đnh số 1841/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh, bao gồm 3 thtục thực hiện tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất - Sở Tài nguyên và Môi trường, thời hạn giải quyết là 8 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Về chỉ tiêu giao dịch thương mại qua biên giới: Tiếp tục giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại Cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng: Thời gian hàng hóa xuất nhập khẩu giao lưu qua biên giới tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu (KH: 13 ngày); 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu (KH: 14 ngày).

- Về mục tiêu rút ngn thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp: Tiếp tục được thực hiện theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa có trường hợp phải giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp.

2. Về thực hin các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mi mô hình tăng trưởng:

- Thực hiện tái cơ cấu đầu tư công: Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Đầu tư công và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tăng cường quản lý đầu tư, xử lý nợ đọng XDCB tnguồn NSNN và vốn Trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/04/2015 của Thủ tướng Chính phủ vtăng cường các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn vốn đầu tư công. Việc giao Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2015, năm 2016 trong từng ngành, lĩnh vực đã ưu tiên xử lý nợ đọng XDCB, các dự án đã quyết toán, bố trí cho các dự án hoàn thành, chuyển tiếp theo tiến độ dự án, số còn lại mới bố trí cho các dự án khởi công mới có đủ điều kiện theo quy định của Luật đầu tư công.

- Thực hiện tái cơ cấu DNNN: UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch sắp xếp, chuyển đổi, thoái vốn Nhà nước tại các DNNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đến nay, tỉnh Lai Châu duy trì 02 Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước (Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến thiết và Công ty TNHH một thành viên quản lý Thủy nông tỉnh Lai Châu); cổ phần hóa 02 Doanh nghiệp (Công ty Chè Tam Đường và Công ty TNHH xây dựng và cấp nước Lai Châu); triển khai thực hiện thoái vn của 03 Doanh nghiệp (Công ty CP Trà Than Uyên; Công ty CP giống, vật tư và Công ty CP Thương mại tỉnh Lai Châu).

- Thực hiện tái cơ cu ngành nông nghiệp: Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1406/QĐ-UBND ngày 30/10/2014) và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2014-2016 (Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND ngày 29/10/2013),... Đến nay, các đề án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã đi vào cuộc sống, từng bước hình thành các mô hình sản xuất tập trung, hiệu quả, có sự liên kết sản xuất và kinh doanh giữa các doanh nghiệp, người dân; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 ước đạt 198,7 nghìn tấn, đảm bảo an ninh lương thực và có một phần sản lượng hàng hóa bán ra ngoài tỉnh; diện tích chè ước đạt 3.509 ha, sản lượng chè búp tươi 22,5 nghìn tấn, tăng 2,56 nghìn tấn; diện tích cây cao su 13.125 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 46,4% năm 2015. Thực hiện cắt giảm thời gian kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 15 ngày xuống còn 10 ngày.

- Về phát triển nhanh nguồn nhân lực: Tập trung vào việc triển khai NQ số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáo dục, đào tạo: UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 26/12/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XII về thực hiện NQ số 29/NQ/TW. Năm 2015, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 98%, huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%, tốt nghiệp THCS đt 99,8%; tốt nghiệp THPT đạt 94,3%. Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, phê duyệt và triển khai đề án đào tạo nghề trọng điểm của tỉnh, năm 2015 số người được đào tạo nghề trọng điểm là 81 người. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014. Chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh không ngừng được cải thiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt hơn 40%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 29,5%. Hiện nay, đang xây dựng Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến năm 2020;

- Về Xây dựng hệ thống kết cu hạ tầng: Trong 02 năm 2015 - 2016, tỉnh đã huy động được hơn 5.000 tỷ đồng vốn Nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 96/96 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, tăng 3 xã, 93/96 xã có đường ô tô đến trung tâm đi được 4 mùa, 80,26% bản có đường xe máy đi lại thuận tiện, tăng 3,26%; 108/108 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, tăng 13 xã, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 84,2%, tăng 10,2%; 21,3% (92 trường) trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố đạt 80,8%; 49,07% trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, tăng 12,86% so với năm 2013.

3. Công tác cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Thực hiện sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, trình tự thủ tục thực hiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 19/01/2015). Ban hành chương trình hành động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Lai Châu (Quyết định s 424/QĐ-UBND ngày 11/4/2016). Đồng thời, các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố đã xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch của đơn vị mình về thực hiện chương trình hành động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Lai Châu.

Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, trong đó tập trung rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; kịp thời công b, công khai thủ tục hành chính trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin các sở, ngành, địa phương, niêm yết đồng bộ, thống nhất tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, nhằm rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước(2); ban hành quy định đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh (Quyết định 09/2016/QĐ-UBND); chỉ số cải cách hành chính năm 2014 của tỉnh đạt 76,75/100 điểm, đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tăng 10 hạng so với năm 2013.

II. HẠN CHẾ:

- Việc tuyên truyền, quán triệt, tập huấn Nghị quyết 19/NQ-CP chưa được phổ biến rộng rãi; một số sở, ngành, địa phương chưa quan tâm đúng mức, chưa coi việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết của ngành, địa phương; một số đơn vị chưa xây dựng được kế hoạch thực hiện NQ 19 của đơn vị.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết chưa đáp ứng tiến độ theo tinh thần Nghị quyết đề ra; công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện chưa được quan tâm.

- Hiệu quả hoạt động của một số trang thông tin điện tử chưa cao, việc triển khai hệ thống một cửa điện tử chưa đồng bộ. Hạ tng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin ở tỉnh Lai Châu còn hạn chế.

[...]