Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2015 về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn (2015 – 2020)
Số hiệu | 94/KH-UBND |
Ngày ban hành | 14/07/2015 |
Ngày có hiệu lực | 14/07/2015 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Trần Quang Nhất |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 14 tháng 7 năm 2015 |
Thực hiện Thông báo số 169/TB-BVHTTDL, ngày 19/01/2015 của Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Hội thảo khoa học quốc tế “Nghệ thuật Bài Chòi dân gian Việt Nam và những hình thức nghệ thuật tương đồng trên thế giới”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh giai đoạn (2015- 2020), cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Bảo vệ, gìn giữ, kế thừa và phát huy có chọn lọc giá trị di sản văn hóa Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh; phục vụ nhu cầu nhận thức và hưởng thụ văn hóa tại địa phương.
- Gắn kết di sản văn hóa với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương.
- Thu hút, huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài Chòi trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động triển khai đúng yêu cầu thực tiễn, có tính trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và hiệu quả;
- Kết hợp lồng ghép các hoạt động của kế hoạch với các nhiệm vụ thường xuyên của mỗi đơn vị.
- Công tác triển khai kế hoạch phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đơn vị, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
1. Khảo sát, kiểm kê, đánh giá toàn diện thực trạng về các giá trị văn hóa truyền thống của di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi trên địa bàn tỉnh;
2. Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ, nhóm (đội), nghệ nhân dân gian. Khôi phục và kiện toàn các nhóm (đội), câu lạc bộ Bài Chòi hiện có của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ các câu lạc bộ, nhóm (đội), nghệ nhân Bài Chòi;
3. Tạo sân chơi cho các câu lạc bộ, nhóm (đội), nghệ nhân Bài Chòi tham gia trình diễn Nghệ thuật Bài chòi chuyên nghiệp thông qua cuộc thi “Liên hoan dân ca Bài chòi” do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên tổ chức hằng năm, đồng thời lồng ghép cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn hóa - nghệ thuật lấy cảm hứng từ Nghệ thuật Bài Chòi;
4. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghệ thuật cho các nghệ nhân, Câu lạc bộ, nhóm (đội), giáo viên thanh nhạc và những người có khả năng tiếp thu và thực hành di sản Nghệ thuật Bài Chòi;
5. Hỗ trợ việc xây dựng hồ sơ xét tặng Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” cho các nghệ nhân có đóng góp to lớn trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy giá trị Nghệ thuật Bài Chòi truyền thống tại địa phương;
6. Tư liệu hóa toàn bộ di sản Nghệ thuật Bài Chòi sưu tầm được từ trong dân gian, các câu lạc bộ, nhóm (đội);
7. Nghiên cứu, phục dựng lại các bài bản, làn điệu và hình thức biểu diễn của Nghệ thuật Bài Chòi cổ;
8. Đăng tải các thông tin về giá trị di sản Bài Chòi trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; trang website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch; Trung tâm Văn hóa tỉnh và báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng;
9. Xây dựng và thực hiện Đề án đưa Nghệ thuật Bài Chòi vào trường học;
10. Gắn kết Nghệ thuật Bài Chòi với hoạt động du lịch nhằm phát huy hiệu quả giá trị di sản, cụ thể biên soạn tài liệu, tờ gấp giới thiệu vắn tắt về di sản văn hóa Nghệ thuật Bài Chòi để phổ biến, giới thiệu, quảng bá, đưa chương trình biểu diễn Bài Chòi vào các Tour/tuyến du lịch tại địa phương.
1. Tiến hành nghiên cứu, điều tra, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi trên địa bàn tỉnh Phú Yên
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi Phú Yên.
3. Phổ biến di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi Phú Yên trong đời sống cộng đồng.
4. Xây dựng ban hành các cơ chế, chính sách cho việc bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa cho các nghệ nhân. Chú trọng các chính sách, chế độ ưu đãi đối với các nghệ nhân có công lưu giữ, bảo tồn, phổ biến và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi Phú Yên, đồng thời khuyến khích các nghệ nhân trao truyền cho lớp trẻ các làn điệu Bài chòi cổ đang dần mai một.