Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2020 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 93/KH-UBND
Ngày ban hành 01/09/2020
Ngày có hiệu lực 01/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lê Văn Sử
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 93/KH-UBND

Cà Mau, ngày 01 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Công văn số 4476/BKHĐT-HTX ngày 14/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai 2021 - 2025 với các nội dung như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ (KTTT, HTX) GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HTX GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Tình hình chung

1.1. Về tổ hợp tác (THT)

Ước thực hiện đến ngày 31/12/2020 toàn tỉnh có 1.178 THT, hoạt động trên các lĩnh vực1.

- Số thành viên THT: có 20.026 thành viên (tăng 28,1% thành viên so với cuối năm 2016).

- Những hạn chế, khó khăn và những vấn đề mới phát sinh của THT:

+ Từ khi Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ thay thế cho Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của THT, nhận thức về kinh tế hợp tác và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền các cấp được nâng lên và có nhiều giải pháp, tạo điều kiện cho THT phát triển; sản xuất từng bước chuyển dịch và gắn với thị trường.

+ Việc chuyển biến về nhận thức của một bộ phận không nhỏ người trực tiếp sản xuất theo kinh tế hàng hóa còn chậm, ngành nghề nông thôn phát triển chưa đa dng phong phú, mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị khó khăn, đầu tư thiết bị, đổi mới công nghệ, khả năng hợp tác, cạnh tranh còn hạn chế.

+ Việc vận dụng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước để đưa vào thc tiễn tạo điều kiện cho THT phát triển còn nhiều khó khăn; trình độ, năng lực quản lý của một số THT còn hạn chế, thiếu tính chủ động.

+ Hoạt động của các THT đã đáp ứng tốt các dịch vụ cơ bản về sản xuất nông nghiệp cho thành viên, hướng dẫn sản xuất theo quy hoạch, sản xuất đúng lịch thời vụ hàng năm, giúp thành viên tăng thu nhập, n định cuộc sng. Nhiu THT có xây dựng nội quy, chứng thực hợp đồng hợp tác theo quy định.

1.2. Về hợp tác xã (HTX)

Ước thực hiện đến ngày 31/12/2020, toàn tỉnh có 228 HTX (giảm 3,36% HTX so với cuối năm 2016), hoạt động trên các lĩnh vực2

- Chuyển đổi HTX: Các HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012.

- Thành viên HTX: Tổng số thành viên 4.560 người (giảm 20,5% thành viên so cuối năm 2016). Số lao động làm việc thường xuyên khu vực HTX là 5.700 lao động (giảm 32,7% lao động so với cuối năm 2016). Doanh thu bình quân 1 tỷ đồng/HTX/năm (tăng 33,3% so với cuối năm 2016).

- Những chuyển biến:

Cùng với sự phát triển HTX, người dân còn tham gia HTX trên tinh thần tự nguyện, cùng góp vốn, cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của HTX. Nhiều HTX có phạm vi hoạt động toàn xã, số lượng các HTX áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, tham gia vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng nhiều; đặc biệt các HTX nông nghiệp đã hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của địa phương (OCOP), thực hiện liên kết chuỗi, nhiều HTX liên kết với các siêu thị, công ty, doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường.

Những kết quả trên cho thấy, kinh tế HTX đang phục hồi và phát triển đúng hướng, phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vừa khuyến khích kinh tế cộng đồng thành viên HTX, vừa tôn trọng và nâng cao vị thế kinh tế hộ thành viên.

- Những hạn chế khó khăn:

Mặc dù có sự chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả bước đầu, nhưng sự phát triển của khu vực KTTT, HTX vẫn chưa tương xứng với tiềm năng; các cơ chế chính sách được ban hành nhưng chậm được thực hiện; sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có lúc còn hạn chế; cơ sở vật chất, nguồn vốn và năng lực quản lý của các HTX còn yếu; hoạt động của các HTX còn thiếu gắn bó với nhau, với cộng đồng doanh nghiệp, chưa có sự liên kết hệ thống chặt chẽ cả về kinh tế, xã hội và tổ chức.

Nguyên nhân, do hạn chế về cơ chế, chính sách khi chưa có chiến lược tổng thể cho phát triển kinh tế của khu vực KTTT, HTX. Trình độ lao động, quản lý còn yếu, ít vốn đầu tư công nghệ và chưa liên kết với các doanh nghiệp uy tín để tìm thị trường, bao tiêu sản phẩm... Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ khiến các HTX khó cạnh tranh, tồn tại, phát triển so với các thành phần kinh tế khác.

1.3. Về liên hiệp HTX (LH HTX): Đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau chưa có tổ chức LH HTX.

2. Tình hình phát triển KTTT theo ngành, lĩnh vực

HTX từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; hoạt động ngày càng thực chất hơn, nhiều HTX hoạt động sản xuất kinh doanh theo chui giá trị đem lại hiệu quả thiết thực cho thành viên và HTX. Mô hình chui liên kết phát triển khá trên các ngành hàng chủ lực của tỉnh, tỷ lệ HTX áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao tăng lên rõ rệt.

[...]