Kế hoạch 916/KH-UBND năm 2021 về thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030

Số hiệu 916/KH-UBND
Ngày ban hành 09/07/2021
Ngày có hiệu lực 09/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Kpă Thuyên
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 916/KH-UBND

Gia Lai, ngày 09 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) đến năm 2030, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030 với các nội dung sau:

A. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

1. Thuận lợi

Gia Lai là địa phương có diện tích cây công nghiệp hàng đầu cả nước. Theo niên giám thống kê năm 2019 toàn tỉnh có: 96.286ha cà phê, 88.980ha cao su, 14.682ha hồ tiêu, 18.803ha điều, 837ha chè, 34.054ha mía, 73.880ha sắn.... Ngoài ra, tỉnh còn có 12.439ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: chuối (2.473ha), xoài (1.266ha), sầu riêng (1.094ha), chanh dây (2.382ha)[1], .... Trong điều kiện sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản thuận lợi sẽ đóng góp bình quân khoảng trên dưới 30% cho nguồn thu ngân sách nhà nước của tnh hằng năm.

Những năm qua, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Gia Lai tăng trưởng khả quan. Cụ thể, năm 2016 đạt 343 triệu USD, năm 2017 đạt 450 triệu USD, năm 2018 đạt 470 triệu USD, 2019 đạt 500 triệu USD, năm 2020 đạt 580 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 14,38%/ năm.

Giai đoạn 2016-2020, một số mặt hàng nông sản có tốc độ tăng trưởng cao như cà phê, sắn lát do nhu cầu tiêu thụ tăng, giá xuất khẩu bình quân tăng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Các mặt hàng cao su, sản phẩm g tăng trưởng chậm. Các mặt hàng như hoa quả tươi, nước ép hoa quả, tinh bột sắn... tăng mạnh do đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn, tiềm năng.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Châu Âu (chiếm 50-60% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh) tiêu thụ phần lớn mặt hàng cà phê nhân xô, sản phẩm gỗ..; tiếp đến là thị trường Châu Á với khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu với các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... tiêu thụ chủ yếu sản phẩm cao su, sắn lát, cà phê, sản phẩm gỗ; còn lại là các thị trường khác.

Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của tỉnh gồm 02 nhóm ngành hàng chính là nông sản và lâm sản; các sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh chỉ tiêu thụ nội địa. cụ thể:

- Đối với nhóm hàng nông sản:

Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 82 cơ sở sơ chế, chế biến cà phê với tống công suất 11.800 tấn/năm; 06 nhà máy sơ chế, chế biến tiêu với tổng công suất khoảng 7.000 tấn/năm; 15 cơ sở chế biến mủ cao su với tổng công suất 88.000 tấn/năm; 06 nhà máy chế biến hạt điều nguyên liệu với công suất 15.600 tn nguyên liệu/năm; 05 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất 1.000 tấn thành phẩm/ngày; 02 nhà máy chế biến đường với tổng công suất 18.000 tấn mía cây/ngày và một số cơ sở chế biến chè, trái cây...

Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông sản chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2016 đạt 237 triệu USD, năm 2020 đạt 310 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,44 %/năm.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh như: Cà phê, cao su, mì lát, hồ tiêu, cây ăn quả... đã có mặt tại gần 40 quốc gia. Một số mặt hàng đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, các nước là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU),... điển hình là cà phê với kim ngạch xuất khẩu trung bình 298 triệu USD/năm, tiếp đến mủ cao su 9,4 triệu USD/năm, sắn lát 1,8 triệu USD/năm,..

Giai đoạn 2016 - 2020, trong điều kiện nước ta đã ký kết một số hiệp định thương mại tự do với các nước, khu vực trên thế giới như: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Au (EVFTA)... và thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0, tỉnh ta có nhiều điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. Trong giai đoạn này, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp, trong đó phải kể đến dự án nhà máy chế biến rau quả của Công ty TNHH MTV XNK rau quả Doveco Gia Lai. Năm 2020, sản phẩm chế biến từ trái cây, chanh dây của Công ty TNHH MTV XNK rau quả Doveco Gia Lai và sn phẩm cà phê của công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã xuất khẩu sang Châu Âu theo hiệp định thương mại EVFTA, đây là diêm sáng trong hoạt động xuất khẩu nông sản của tỉnh thời gian qua.

- Đối với nhóm hàng lâm sản:

Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 290 cơ sở chế biến gỗ, gia công mộc dân dụng. Chủ yếu sử dụng nguồn nguyên liệu đầu là gỗ có nguồn gốc nhập khẩu, gỗ rừng trồng, gồ vườn (chủ yếu là cao su) và một phần là gỗ có nguồn gốc tịch thu thanh lý sung công quỹ nhà nước.

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh: Năm 2016 đạt 6,3 triệu USD, năm 2020 đạt 7,5 triệu USD, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 3,35%/năm.

Thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản đã có biến chuyển, nếu như trước đây chỉ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Singapore, Hàn Quốc, thì hiện nay đã xuất khẩu trực liếp sang các nước EU, Hoa kỳ, Úc... Các thị trường xuất khẩu gỗ lớn của tỉnh hiện là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh và Hàn Quốc. Tuy nhiên gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nước thường được khai thác sớm tuổi non nên đường kính gnhỏ, chất lượng còn thấp; các doanh nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc đầu tư trang thiết bị cho sản xuất, chế biến gỗ đđáp ứng yêu cầu của thị trường còn nhiều hạn chế. Những yếu tố này khiến giá trgia tăng của sản phẩm gđạt ở mức thp và làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường.

2. Khó khăn

Toàn tỉnh hiện chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông lâm thủy sản, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ nhân lực chưa cao, việc đầu tư đôi mới công nghệ của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Các mặt hàng nông sản chủ yếu là xuất thô, chưa chú trọng đến khâu chế biến và chế biến sâu sau thu hoạch nên giá cả và chất lượng chưa thể cạnh tranh với thị trường nước ngoài.

Nhận thức của doanh nghiệp về hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến tác động của hội nhập quốc tế, chưa đầu tư đúng mức trong việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật, chưa chú trọng tiếp cận các thông tin về hội nhập để xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài. Những tồn tại trên là rào cản lớn để các doanh nghiệp của tỉnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong bối cảnh các nước tăng cường bảo hộ kinh tế trong nước và dịch Covid-19 bùng phát, thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn; hiện tượng mất cân đối cung cầu diễn ra thường xuyên trên tất cả mặt hàng chủ lực của tỉnh như: hồ tiêu, cà phê, cao su, mía đường, hạt điều, rau củ quả, ..., việc xuất khẩu nông sản sang các thị trường truyền thống bị chậm lại và thu hẹp trong khi các thị trường xuất khẩu mới có yêu cầu cao về trình độ sản xuất.

Việc cơ cấu lại nông nghiệp đạt kết quả chưa đồng đều, các địa phương còn lúng túng trong triển khai thực hiện cánh đồng lớn, xây dựng hợp tác xã kiểu mới,.... Các yêu cầu cao về tiêu chuẩn sản xuất, nguồn gốc, thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, nhãn mác, bao bì, vệ sinh dịch tễ, bảo vệ môi trường,... cho thị trường xuất khẩu chưa được quan tâm đnh hướng để thực hiện đồng bộ, bài bản.

Công tác xúc tiến thương mại ra nước ngoài đối với tỉnh hiện nay còn yếu, chưa có những giải pháp thiết thực trong việc mở rộng thị trường nước ngoài, đặc biệt là mt số quốc gia lân cận như Lào, Campuchia. Việc nghiên cứu khảo sát thị trường nước ngoài còn thụ động, chủ yếu phụ thuộc vào các chương trình, Đề án, kế hoạch, dự án của Trung ương.

Hiệu quả đào tạo, dạy nghề cho người lao động còn thấp, chậm tiếp cận với trình độ lao động tiên tiến của khu vực và thế giới.

Chưa có cơ sở dịch vụ Logistics nên chi phí của các doanh nghiệp xuất khẩu còn ở mức cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

[...]