Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 8912/KH-UBND năm 2022 thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025

Số hiệu 8912/KH-UBND
Ngày ban hành 21/11/2022
Ngày có hiệu lực 21/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đặng Trí Dũng
Lĩnh vực Bảo hiểm

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8912/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 21 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ TIÊU BAO PHỦ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025

Thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 19/5/2022 của Chính phủ về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân nhằm tổ chức thực hiện tốt pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội, tăng nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Để các địa phương, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình thực hiện ở địa phương, đơn vị phù hợp với tình hình thực tế; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2023 - 2025.

2. Yêu cầu

- Xác định trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các ngành, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện.

- Tổ chức thực hiện phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới để đáp ứng yêu cầu thực tế; đề cao tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, tăng nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc và đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện, phấn đấu thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho mọi người lao động trong độ tuổi lao động.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW và Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 11/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”.

- Phấn đấu tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân chung toàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 như sau:

+ Chỉ tiêu bảo hiểm xã hội: Năm 2023: 19,21%; năm 2024: 20,89%; năm 2025: 22,54%.

+ Chỉ tiêu bảo hiểm thất nghiệp: Năm 2023: 12,98%; năm 2024: 13,72%; năm 2025: 14,41%

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

- Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và Nhân dân trong việc phối hợp tổ chức thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, tăng nhanh số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện đảm bảo hoàn thành mục tiêu đ ra.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đcán bộ, đảng viên, người sử dụng lao động, người lao động và Nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, mục tiêu và nhng nội dung cơ bản của cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đối với việc đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

2. Đổi mới công tác tuyên truyền theo hướng chuyên nghiệp đúng trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó tập trung vào nhóm đối tượng là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và người lao động làm việc trong các khu công nghiệp

- Tổ chức tuyên truyền Luật Bảo hiểm xã hội đến mọi tầng lớp Nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp; thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài trên Website Bảo hiểm xã hội tỉnh, Báo Lâm Đồng, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, các trang mạng xã hội...; đẩy mạnh tuyên truyền trực tiếp tại các cơ sở, trong đó tập trung tổ chức các hội nghị đối thoại, tư vấn về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội cho các nhóm đối tượng; tạo diễn đàn để chủ sử dụng lao động, người lao động, người dân có thể trao đổi và được giải đáp những vướng mắc khi triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội.

- Công tác truyền thông, tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về những nội dung cơ bản, những điểm mới sửa đổi chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính ngành Bảo hiểm xã hội (đơn giản hóa thủ tục hành chính, giao dịch điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian kê khai về bảo hiểm xã hội, ...); khuyến khích người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; khuyến khích người lao động tích lũy thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu khi về già, hạn chế nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.

- Tuyên truyền biểu dương gương người tốt, việc tốt trong thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; kịp thời phê phán những hành vi tiêu cực, cố tình vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội, góp phần hạn chế, ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội; bảo vệ quyền lợi của người lao động.

3. Tăng cường công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cấp xã, phường, thị trấn để gắn trách nhiệm lãnh đạo địa phương chỉ đạo thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt bảo hiểm xã hội tự nguyện.

[...]