Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW "về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội" do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 220/KH-UBND
Ngày ban hành 11/01/2019
Ngày có hiệu lực 11/01/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Bảo hiểm

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 11 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 28-NQ/TW HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII “VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI”

Triển khai Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 10/10/2018 của Tỉnh ủy (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 65-KH/TU) về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”, Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị quyết số 125/NQ-CP) ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 65-KH/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo các cấp, các ngành, người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

2. Xác định rõ các nhiệm vụ, nội dung, lộ trình cụ thể để các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu Kế hoạch số 65-KH/TU đã đề ra.

3. Việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 65-KH/TU phải gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng năm và từng giai đoạn, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi ngành, địa phương, đơn vị.

II. MỤC TIÊU

1. Giai đoạn đến năm 2021:

Phấn đấu đạt khoảng 13% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 0,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 12% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 25% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỷ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.

2. Giai đoạn đến năm 2025:

Phấn đấu đạt khoảng 20% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tui; khoảng 18% lực lượng lao động trong độ tui tham gia bảo him tht nghiệp; có khoảng 30% sngười sau độ tui nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo him xã hội hng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

3. Giai đoạn đến năm 2030:

Phấn đấu đạt khoảng 30% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 35% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội, tạo sự đồng thuận trong cải cách chính sách bảo hiểm xã hội:

- Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền sâu rộng nội dung của Nghị quyết số 28- NQ/TW, Nghị quyết số 125/NQ-CP và Kế hoạch số 65-KH/TU đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp.

- Sở Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội để cán bộ, đảng viên, người sử dụng lao động, người lao động và nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, mục tiêu và những nội dung cơ bản của cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đối với việc đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

- Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy và các sở, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 28-NQ/TW, Nghị quyết số 125/NQ-CP và Kế hoạch số 65-KH/TU đến các đơn vị, tổ chức và nhân dân; kịp thời nêu gương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động, đồng thời phê phán những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội và các sở, ngành liên quan đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, từng vùng, min; bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gn với phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, thu hút sự tham gia tích cực của nông dân, lao động khu vực phi chính thức; chú trọng, phát huy vai trò của những tổ chức, cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư đvận động nhân dân tham gia bảo him xã hội tự nguyện.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội:

a) Sở Lao động - Thương binh và xã hội:

- Chủ trì tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho nhân dân và người lao động; nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội; tham mưu thực hiện các biện pháp hành chính, kinh tế, tư pháp để không ngừng phát triển số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở các doanh nghiệp, đảm bảo đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động theo Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm và Luật An toàn, vệ sinh lao động.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các cơ quan, đơn vị tại các địa phương điều tra, thống kê số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc tại các doanh nghiệp; tham mưu đề xuất các giải pháp cụ thể để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; vận động số lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia bảo hiểm tự nguyện nhằm mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội để đạt được mục tiêu đề ra.

- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đưa chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh hàng năm và giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm cho các địa phương theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/8/2018 của Chính phủ.

- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai có hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp; phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp để nó thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động; tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp từ nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp, không lấy từ ngân sách nhà nước.

- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về lao động, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại các đơn vị sử dụng lao động; giám sát việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, gây thất thoát quỹ bảo hiểm thất nghiệp; xử lý nghiêm việc trốn đóng, nợ đọng, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp, đơn vị cố tình vi phạm pháp luật.

b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các sở, ngành liên quan tham mưu đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng cung ứng dịch vụ, mức độ hài lòng của các tổ chức, cá nhân giao dịch trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tt cả các lĩnh vực bảo him xã hội.

[...]