ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 88/KH-UBND
|
Tiền Giang,
ngày 04 tháng 6 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH THIẾU NIÊN” GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2013
Căn cứ Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày
26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu
niên giai đoạn 2011 - 2015”, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Đề
án trên địa bàn tỉnh năm 2013 với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến những kiến thức pháp luật
và các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến đoàn viên, thanh thiếu
niên trong toàn tỉnh; qua đó nâng cao nhận thức, ý thức nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật trong thanh thiếu niên, thay đổi hành vi có lợi, góp phần ngăn chặn
và hạn chế tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.
- Góp phần xây dựng thế hệ trẻ có hiểu biết, kỹ
năng ứng xử và ý thức chấp hành pháp luật; chủ động, tự tin thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình trong xã hội, đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa - hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy,
chính quyền và sự phối hợp của các ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền,
vận động thanh thiếu niên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
2. Yêu cầu
- Đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp về
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; từng bước xã hội hóa công tác giáo dục
pháp luật. Đẩy mạnh công tác phối kết hợp cùng chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính
đáng, hợp pháp cho thanh thiếu niên.
- Thông qua công tác tuyên truyền phổ biến pháp
luật trong thanh thiếu niên để phát huy vai trò xung kích tình nguyện của đoàn
viên, thanh thiếu niên trên các lĩnh vực, tích cực tham gia vào các phong trào
hành động cách mạng của Đoàn - Hội cũng như các phong trào phòng chống tội phạm,
tệ nạn xã hội tại địa phương.
- Nội dung, hình thức phải phù hợp với từng đối
tượng, lĩnh vực, địa bàn; kết hợp tốt giữa giáo dục đạo đức, lối sống với trợ
giúp pháp lý, tư vấn pháp luật. Công tác tổ chức thực hiện phải thường xuyên,
liên tục, có ý nghĩa giáo dục thiết thực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
II. NỘI DUNG
1. Chỉ đạo, hướng dẫn triển
khai Đề án giai đoạn II (2013 - 2015):
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị
và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai thực hiện Đề án phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ của từng ngành, từng địa phương. Chú trọng triển khai đến các nhóm đối
tượng thanh thiếu niên, đặc biệt quan tâm đến các nhóm thanh thiếu niên đặc thù
như: thanh thiếu niên tự do sinh sống, lao động; thanh thiếu niên chậm tiến,
thanh thiếu niên vi phạm pháp luật…
2. Xây dựng thực hiện các
chuyên mục, chương trình phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm
phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, nâng cao trách nhiệm của các
tổ chức, cá nhân trong giáo dục thanh thiếu niên ý thức chấp hành pháp luật
- Thực hiện các chương trình, chuyên mục phổ biến
giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh,
Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện và truyền thanh cơ sở. Bổ sung nội dung phổ
biến giáo dục pháp luật trong chuyên mục “Tuổi trẻ hôm nay” trên sóng Đài Phát
thanh - Truyền hình.
Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, các sở, ngành tỉnh có liên quan
Thời gian thực hiện: Cả năm.
- Đề nghị Báo Ấp Bắc xây dựng chuyên trang,
chuyên mục “Tuổi trẻ với pháp luật”. Thực hiện chuyên mục hỏi đáp, câu chuyện
pháp luật hàng tuần trên báo.
- Nâng chất lượng hoạt động và số lượng phát
hành tờ thông tin pháp luật hàng tháng của Sở Tư pháp và tờ thông tin, website
“Tuổi trẻ Tiền Giang” của Tỉnh Đoàn.
Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh tỉnh.
Thời gian thực hiện: Cả năm.
3. Tổ chức hội thi tìm hiểu
pháp luật cho cán bộ đoàn viên, thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh chủ
trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các ngành có
liên quan tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu
niên, đặc biệt là thanh thiếu niên thuộc đối tượng của Đề án với hình thức trắc
nghiệm kiến thức, kỹ năng tuyên truyền và văn hóa, văn nghệ, tiểu phẩm pháp luật.
Thời gian tổ chức: Tháng 9/2013.
4. Thực hiện phổ biến giáo dục
pháp luật cho thanh thiếu niên thông qua một số mô hình phù hợp với thanh niên ở
cơ sở
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các
văn bản luật đặc biệt là các luật có liên quan đến thanh niên, chú trọng các
văn bản mới ban hành.
- Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Tỉnh Đoàn tiến
hành điều tra, khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, ý thức chấp
hành pháp luật, nhu cầu học tập, tìm hiểu pháp luật trong các nhóm thanh thiếu
niên.
Thời gian thực hiện: Cuối quí II/2013.
- Tỉnh Đoàn chủ trì tổ chức thực hiện điểm thành
lập 02 Câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin” cho thanh niên chậm tiến, thanh niên
hoàn lương ở thị xã Gò Công.
Thời gian thực hiện: Quí III/2013.
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện “Ngày pháp
luật” tại các địa phương, đơn vị và trong cán bộ, đoàn viên, thanh niên.
- Thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho
thanh thiếu niên thông qua sinh hoạt của các mô hình: Câu lạc bộ “Thắp sáng niềm
tin”, đội thanh niên xung kích, đội thanh niên tình nguyện…. lồng ghép triển
khai các mô hình, sáng kiến cách làm hay của các đơn vị, địa phương để thanh
thiếu niên được tiếp cận, thông tin về pháp luật, được giáo dục ý thức pháp luật
kịp thời, thường xuyên.
- Sở Giáo dục và đào tạo chỉ đạo triển khai thực
hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp
luật cho thanh thiếu niên” gắn với thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao chất
lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường”. Qua đó đẩy mạnh
tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu
niên thông qua sinh hoạt lệ kỳ của chi đoàn, chi hội, chi đội, các CLB đội,
nhóm, các chương trình phát thanh thanh niên, phát thanh măng non… Đặc biệt chú
trọng đến đối tượng thanh thiếu niên chưa là đoàn viên, hội viên, đội viên sinh
sống, lao động tại địa bàn cư trú.
- Sở Lao động Thương binh và xã hội phối hợp
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề và giới
thiệu việc làm cho thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên nông thôn; qua đó tạo
điều kiện để thanh niên có việc làm ổn định, phát triển kinh tế, hạn chế vi phạm
vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.
- Công an tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức thực
hiện tốt Nghị quyết liên tịch số 03/2010/NQLT ngày 24/6/2010 giữa Bộ Công an và
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về phối hợp hành động phòng, chống
ma túy trong thanh thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015. Đẩy mạnh các mô hình phối
hợp trong công tác phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm trong thanh thiếu
niên như: Câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”, Câu lạc bộ “Tình thương và trách nhiệm”,
mô hình phòng chống thanh thiếu niên tụ tập đêm khuya, gây rối trật tự công cộng,
“Tuyến đường thanh niên tự quản”, “Bến đò ngang an toàn”… Ký kết kế hoạch liên
ngành trong công tác phối hợp quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ đối tượng
thanh niên chậm tiến và thanh niên hoàn lương.
5. Tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh chủ
trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật
cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của tổ chức Đoàn, Hội, Đội các cấp
từ đó nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác tuyên truyền pháp luật ở cơ sở.
Thời gian thực hiện: Quí III/2013.
- Sở Tư pháp chủ trì biên soạn, cấp phát các tài
liệu phục vụ hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tài liệu giới
thiệu, hướng dẫn thực hiện pháp luật cho thanh thiếu niên.
Thời gian thực hiện: Quí II/2013.
6. Tổ chức hội thảo, tọa đàm
về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên
- Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và các ngành có liên quan tổ chức hội thảo, tọa
đàm nhằm trao đổi các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật trong thanh thiếu niên; đề xuất các chính sách, biện pháp tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.
Thời gian thực hiện: Quí II/2013.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh tổ
chức tuyên truyền, giới thiệu, hướng dẫn hành vi ứng xử pháp luật cho các nhóm
thanh thiếu niên thuộc đối tượng của Đề án tại các cơ sở Đoàn đồng thời tổ chức
diễn đàn “Tuổi trẻ với pháp luật” trong đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh,
sinh viên các huyện, thành, thị và các đơn vị trực thuộc.
Thời gian thực hiện: Cả năm.
7. Chọn điểm chỉ đạo thực hiện
Đề án
- Để tạo cơ sở đánh giá kết quả và nhân rộng các
mô hình điểm thực hiện Đề án trong giai đoạn tới, Ủy ban nhân dân tỉnh chọn điểm
để tổ chức thực hiện Đề án gồm các đơn vị: Thị trấn Cai Lậy - huyện Cai Lậy;
Phường 8, phường 9, Xã Tân Mỹ Chánh - thành phố Mỹ Tho; xã Lương Hòa Lạc - huyện
Chợ Gạo và xã Tân Thới - huyện Tân Phú Đông.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh chủ
trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn các đơn vị được chọn điểm thực hiện tốt
hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.
- Các đơn vị được phân công tổ chức thực hiện điểm,
có trách nhiệm tổ chức các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu
niên. Chú trọng lựa chọn các mô hình hay, cách làm sáng tạo để phổ biến, giáo dục
pháp luật cho thanh thiếu niên đặc biệt là thanh tiếu niên thuộc đối tượng đề
án.
8. Kiểm tra, đánh giá sơ kết
02 năm thực hiện Đề án
- Tỉnh Đoàn chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp và các
ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Đề
án giai đoạn I, những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm
tạo cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án giai đoạn II đạt kết quả cao hơn.
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục
pháp luật cấp huyện chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá tình hình và
sơ kết 02 năm thực hiện Đề án trên địa bàn.
Thời gian thực hiện: Tháng 11/2013.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thực hiện Đề án năm 2013 từ nguồn
ngân sách của tỉnh.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp vói Sở Tư pháp lập dự trù kinh phí, gửi Sở Tài
chính thẩm định và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí nguồn kinh
phí thực hiện Đề án năm 2013 trên địa bàn.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh là
cơ quan đầu mối, có trách nhiệm phối hợp với thường trực Hội đồng phối hợp công
tác phổ biến giáo dục pháp luật (Sở Tư pháp) và các ngành, địa phương có liên
quan triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015” theo
tinh thần Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và
kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 09/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc
tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011
- 2015.
2. Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân
cấp huyện xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch
theo lĩnh vực và địa bàn quản lý. Đối với các đơn vị được chọn điểm, Ủy ban
nhân dân cấp huyện quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ để triển khai thực hiện tốt.
Giao Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tổng
hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án năm 2013 về Ủy ban nhân dân trước ngày
15/12/2013.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh
thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2013, Ủy ban
nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực
hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Kim Mai
|