Kế hoạch 3785/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 3785/KH-UBND
Ngày ban hành 22/10/2024
Ngày có hiệu lực 22/10/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Ngọc Sâm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3785/KH-UBND

Kon Tum, ngày 22 tháng 10 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN ĐẾN NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 3155/SKHĐT-VX ngày 09 tháng 10 năm 2024; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tạo đột phá trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong bối cảnh phát triển nhanh, mạnh mẽ của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, đồng thời góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển đồng bộ kinh tế số, xã hội số và chính quyền số.

- Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đồng bộ với phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Phát huy mối quan hệ ba Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp, trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, Nhà trường đóng vai trò trung tâm, Nhà doanh nghiệp đóng vai trò đồng hành, hỗ trợ, để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

2. Mục tiêu cụ thể.

- Đến năm 2030:

Liên kết với các cơ sở giáo dục đại học, học viện, các tổ chức, cá nhân theo quy định để triển khai các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây cho học sinh, sinh viên có nhu cầu.

- Đến năm 2050:

+ Nghiên cứu xây dựng, triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có đủ năng lực đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng đáp ứng nhu cầu tại tỉnh về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

II. Nhiệm vụ và giải pháp.

1. Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Trường Cao đẳng Kon Tum và các đơn vị, địa phương có liên quan: Triển khai hợp tác hiệu quả giữa 3 Nhà: Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp, trong đó quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị, địa phương có liên quan: Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng đối với học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương (sau khi có hướng dẫn của Trung ương).

2. Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ đào tạo

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị, địa phương có liên quan: Ưu tiên bố trí ngân sách địa phương để hỗ trợ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thuộc phạm vi kế hoạch và hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh (theo nhu cầu thực tế của địa phương, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí).

3. Tổ chức đào tạo

- Trường Cao đẳng Kon Tum chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị, địa phương có liên quan: Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, học viện, các tổ chức cá nhân có uy tín để triển khai các chương trình liên kết, hợp tác tổ chức đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây cho người học trên địa bàn trong và ngoài tỉnh (khi có nhu cầu).

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trường Cao đẳng Kon Tum, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum: Khuyến khích, thúc đẩy theo học các khối ngành về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng mềm, tư duy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo làm nền tảng theo học các ngành liên quan đến lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

- Trường Cao đẳng Kon Tum chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan: Hỗ trợ, khuyến khích các giảng viên chủ động tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu, tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bán dẫn để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu về giảng dạy; phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ giảng viên.

4. Huy động, đa dạng hóa nguồn lực

- Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Ngoài nguồn ngân sách địa phương, đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện Kế hoạch (các nguồn vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan: Đẩy mạnh hợp tác công - tư, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

5. Xây dựng hệ sinh thái, tạo đầu ra cho nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

[...]