Kế hoạch 86/KH-UBND về cải thiện và nâng cao chỉ số chuyển đổi số thành phố Hải Phòng năm 2022

Số hiệu 86/KH-UBND
Ngày ban hành 05/04/2022
Ngày có hiệu lực 05/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Hoàng Minh Cường
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 5 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2022

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện và nâng cao chỉ số chuyển đổi số của thành phố năm 2022.

b) Phấn đấu nâng hạng chỉ số xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI), năm 2022 đưa Hải Phòng đứng trong tốp 10, đến năm 2025 đứng trong tốp 5 toàn quốc.

2. Yêu cầu

a) Nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ giải pháp thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp nâng cao các chỉ số thành phần góp phần cải thiện, nâng cao chỉ số chuyển đổi số thành phố Hải Phòng năm 2022.

b) Tích cực chủ động, sáng tạo đề ra các giải pháp thực hiện, xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể tại cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả (tăng điểm số, tăng thứ hạng).

c) Duy trì các nhóm tiêu chí đã đạt điểm số cao; phân công rõ việc, rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân và nghiêm túc thực hiện triệt để các nhiệm vụ đề ra nhằm đảm bảo cải thiện, nâng cao các nhóm tiêu chí đạt điểm thấp, chưa đạt điểm.

d) Bám sát các tiêu chí, đánh giá xác định chỉ số, các văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan, thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải thiện nâng cao chỉ số chuyển đổi số năm 2022.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Chính quyền số

a) Chuyển đổi nhận thức

Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử; tổ chức hội nghị, hội thảo về Chuyển đổi số (có sự tham dự, chủ trì của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo các ngành địa phương).

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thành phố, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các ngành, địa phương tích cực chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thường xuyên tổ chức họp định kỳ đánh giá tình hình triển khai, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những vấn đề phát sinh.

Tổ chức phát động phong trào thi đua Chuyển đổi số toàn thành phố: Có áp dụng hình thức khen thưởng cụ thể cho tập thể, cá nhân điển hình. Tổ chức sự kiện ngày chuyển đổi số thành phố (dự kiến lấy ngày 26/10 là ngày chuyển đổi số hàng năm của Hải Phòng).

b) Kiến tạo thể chế

100% các Sở, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành và triển khai kế hoạch chuyển đổi số của ngành, địa phương. Thường xuyên rà soát, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của thành phố nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số, thúc đẩy chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, sẵn sàng thử nghiệm và áp dụng các ứng dụng, giải pháp mới trong chuyển đổi số.

Kiện toàn tổ chức bộ máy và bổ sung chức năng, nhiệm vụ về chuyển đổi số cho Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Hạ tầng số

Bổ sung, nâng cấp mạng thông tin nội bộ, trang bị máy tính, thiết bị tin học phục vụ công việc cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Triển khai kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã; chuyển đổi sử dụng IPv6 đối với các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước.

Tập trung triển khai dự án “Xây dựng Chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, Trung tâm dữ liệu dùng chung nền tảng điện toán đám mây, kho dữ liệu dùng chung; cổng dữ liệu mở phục vụ người dân.

Triển khai vận hành thử nghiệm Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh, cung cấp dịch vụ số phục vụ người dân. Đẩy mạnh thanh toán trực tuyến.

d) Thông tin và Dữ liệu số

Ban hành, triển khai danh mục cơ sở dữ liệu của thành phố quản lý. Xây dựng quy chuẩn hoặc quy định kỹ thuật về cấu trúc dữ liệu chuyên ngành của thành phố, quy chế khai thác, sử dụng, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành. Đẩy mạnh số hóa, xây dựng kho dữ liệu dùng chung; kết nối, khai thác CSDL dùng chung của thành phố qua LGSP; các CSDLQG/CSDL chuyên ngành đã sẵn sàng qua NXDP để phục vụ cho hoạt động điều hành của thành phố.

đ) Chính quyền số

Triển khai vận hành hiệu quả hệ thống thông tin quản lý văn bản điều hành, đẩy mạnh ký số gửi nhận văn bản trên môi trường mạng. 100% thông tin báo cáo thực hiện trên môi trường mạng, kết nối Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

[...]