Kế hoạch 8520/KH-UBND năm 2014 tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020
Số hiệu | 8520/KH-UBND |
Ngày ban hành | 22/09/2014 |
Ngày có hiệu lực | 22/09/2014 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Nguyễn Ngọc Tuấn |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8520/KH-UBND |
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 9 năm 2014 |
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020;
- Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020;
- Công văn số 3154/UBND-QLĐTh ngày 16/4/2014 của UBND thành phố về việc giao Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lập kế hoạch "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020".
2.1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tài nguyên nước; nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống có hiệu quả các tác hại của nước do các hoạt động của con người gây ra; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân. Ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp, nâng cao vai trò trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan thông tin đại chúng, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, địa phương và các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước. Để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước ngày càng có nề nếp, đạt hiệu quả.
- Hướng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước về tận cơ sở, đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường.
2.2. Yêu cầu
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước phải bám sát sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên và chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, đơn vị; được tiến hành thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Giúp cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành phố hiểu biết và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về tài nguyên nước.
- Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; đảm bảo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước ngày càng nề nếp, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn thành phố.
- Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục văn hóa và bồi dưỡng, rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật về tài nguyên nước trong cán bộ, công chức và nhân dân.
- Tập trung bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức môi trường, pháp chế viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.
- Tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến đời sống của nhân dân như: Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012; Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước; Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước; Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tài nguyên nước đến năm 2020; Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020;
- Chú trọng phổ biến Quy định quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (sửa đổi); Quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); Quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Tuyên truyền trên các phương tiện đại chúng
- Xây dựng và đăng các tin, bài, phóng sự có nội dung tuyên truyền bảo vệ nguồn nước, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, VTV Đà Nẵng, website của UBND thành phố và các sở, ban ngành, các phương tiện thông tin đại chúng TW và địa phương khác. Tăng cường tần suất, tin bài đưa tin vào tháng 3 hàng năm nhân các sự kiện hưởng ứng Ngày Nước Thế giới; chuyển tải nhanh chóng, kịp thời các thông điệp của Ngày Nước Thế giới đến với cộng đồng nhằm thu hút sự quan tâm và kêu gọi sự chung tay góp sức bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
- Đài Phát thanh các xã/phường, quận/huyện phối hợp với phòng Tư pháp và bộ phận chuyên môn về tài nguyên và môi trường của đơn vị lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước thường xuyên vào chuyên mục "Đời sống và pháp luật", tăng tần suất tối thiểu 1 lần/1 tuần vào tháng 3 và các tháng khô hạn trong năm.
3.3. Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền bảo vệ nguồn tài nguyên nước
- Tổ chức cuộc thi cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước cấp thành phố để lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất tham gia "Cuộc thi cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước cấp Quốc gia" do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hàng năm cho đối tượng học sinh PTTH trên cả nước với mục đích phát huy tính chủ động và nâng cao năng lực sáng tạo của học sinh khối trung học phổ thông, góp phần tuyên truyền, truyền thông, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của học sinh đối với vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học. Người được giải thưởng cao nhất ở cấp quốc gia sẽ được tham dự cuộc thi quốc tế tại Thụy Điển để giành Giải thưởng Stockholm về nước dành cho lứa tuổi học sinh (SJWP).