Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 84/KH-UBND về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2022

Số hiệu 84/KH-UBND
Ngày ban hành 24/06/2022
Ngày có hiệu lực 24/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Hà Lan Anh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 84/KH-UBND

Nam Định, ngày 24 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 21/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; Kế hoạch số 36/KH-UBATGTQG ngày 10/01/2022 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về năm An toàn giao thông 2022; Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 21/02/2022 của UBND tỉnh Nam Định về Năm An toàn giao thông 2022. Phát huy kết quả đạt được của Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 04/8/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ năm 2017; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ năm 2022 trên địa bàn tỉnh với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, vận động người dân tự giác phá dỡ, khắc phục vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ (lòng đường, lề đường, vỉa hè, giải phân cách). Chính quyền các cấp, các ngành ra quân đồng loạt kiên quyết xử lý, xử phạt, giải tỏa quyết liệt các vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ (HLATGTĐB) của hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh (cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường huyện,…) nhằm đảm bảo an toàn giao thông, duy trì “đường thông, hè thoáng” và vệ sinh môi trường.

2. Yêu cầu

- Quá trình triển khai yêu cầu sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương các cấp và cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của nhân dân. Xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Sau quá trình triển khai phải nâng cao được nhận thức của người dân và trách nhiệm các cấp chính quyền trong việc bảo vệ HLATGTĐB;

- Xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm, lập lại trật tự hàng lang an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu giao thông đường bộ.

II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền, vận động

a) Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thành phố Nam Định chủ trì, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, HLATGTĐB, tự giác phá dỡ các công trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông và an toàn giao thông thông qua các hình thức: các phương tiện truyền thông (Đài phát thanh, truyền hình tỉnh; Báo Nam Định; Đài phát thanh địa phương); phát tờ rơi tuyên truyền; các buổi họp tổ dân phố; xe tuyên truyền lưu động; cán bộ xã, phường, thị trấn được phân công trực tiếp tuyên truyền, vận động….

b) Thời gian thực hiện: Thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình triển khai; Tập trung đợt cao điểm: từ 01/7/2022 đến 20/7/2022.

2. Công tác rà soát, thống kê các vi phạm HLATGTĐB

a) Các hành vi vi phạm chủ yếu cần rà soát, thống kê:

- Làm hư hỏng nền mặt đường, hè đường, cầu, cầu phao, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép;

- Xây dựng các tấm trượt, đổ bê tông trên các vỉa ba toa làm đường lên xuống trái phép, đổ bê tông lên mặt tấm đan rãnh dọc gây ách tắc thông thoát nước của đường bộ;

- Các hành vi lắp đặt, treo biển hiệu, biển cửa hàng, biển quảng cáo và các vật liệu che chắn khác trong phạm vi lòng đường, lề đường, hè đường, rãnh thoát nước, trên hệ thống rãnh dọc, cống thoát nước;

- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi mặt đường, lề đường, mặt cầu (gồm cả phần xe chạy và phần dành cho người đi bộ nếu có), trên rãnh thoát nước dọc, vỉa hè đô thị;

- Các hành vi dựng rạp (tổ chức hội nghị, đám cưới, đám hiếu,…), lều quán trong phạm vi công trình đường bộ;

- Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản trên đường bộ;

- Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ ảnh hưởng đến tầm nhìn;

- Chiếm dụng dải phân cách của đường đôi làm nơi bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; để xe, trông, giữ xe;

- Đổ rác, nước thải ra đường không đúng nơi quy định;

- Mở đường nhánh đấu nối trái phép;

- Các đường dây điện, viễn thông, nước sinh hoạt của nhân dân và tổ chức liên quan vi phạm vào tĩnh không đường bộ.

b) Đơn vị thực hiện:

[...]