Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2022 về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò của tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 82/KH-UBND
Ngày ban hành 10/06/2022
Ngày có hiệu lực 10/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phạm Văn Thiều
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 10 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ CỦA TỈNH BẠC LIÊU, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Thực hiện Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò giai đoạn 2022 - 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2022 - 2030, với các nội dung chính như sau:

I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC

1. Đặc điểm của bệnh Viêm da nổi cục:

- Bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) do vi rút thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh đậu trên dê, cừu.

- Vi rút VDNC ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng.

- Động vật mẫn cảm với vi rút VDNC là trâu, bò. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 04 - 14 ngày.

- Triệu chứng và đặc điểm nhận biết của bệnh VDNC: Triệu chứng chính của bệnh bao gồm: sốt cao (có thể trên 41 °C), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2 - 5cm, đặc biệt là vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu.

- Phương thức lây truyền bệnh: Bệnh VDNC lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; tiếp súc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch.

2. Tình hình dịch bệnh trong nước và trong tỉnh:

- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh VDNC trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam vào tháng 10 năm 2020 bệnh chủ yếu gây ra trên đàn trâu, bò tại các tỉnh biên giới phía Bắc và sau đó lây lan dần đến phía Nam và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, Đồng Tháp,...

- Theo thống kê của Cục Thú y trong năm 2021, bệnh VDNC đã xảy ra tại 4.349 xã của 55 tỉnh, thành phố. Số gia súc mắc bệnh gồm 207.687 con, số gia súc tiêu hủy 29.182 con. Từ đầu năm đến nay, bệnh VDNC xảy ra tại 17 xã của 02 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 15 con trâu, bò.

- Tỉnh Bạc Liêu bệnh VDNC bắt đầu xảy ra vào năm 2021 tại xã Vĩnh Hưng A (huyện Vĩnh Lợi), xã Vĩnh Trạch và Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu), tổng số bò mắc bệnh 07 con, không có bò chết và tiêu hủy do chưa có bò mắc bệnh nặng. Tuy nhiên, bệnh đã được khống chế, không có dấu hiệu lây lan trên diện rộng và đến nay không phát sinh thêm ổ dịch mới.

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

I. Mục tiêu chung:

Chủ động ứng phó, phát hiện sớm, kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh VDNC trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; giảm thiểu nguy cơ bệnh lây lan trên diện rộng, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tiêm phòng vắc xin VDNC cho trên 80% tổng đàn trâu, bò, bê, nghé (gọi chung là trâu, bò) thuộc diện tiêm tại thời điểm tiêm phòng.

- Chủ động giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm ngăn chặn dịch bệnh VDNC lây lan trên rộng và hướng tới thành dịch bệnh địa phương nhỏ lẻ không ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi.

- Phòng bệnh chủ động, có hiệu quả bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và tiêu diệt các véc tơ truyền bệnh; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, ngăn chặn không để mầm bệnh VDNC từ các địa phương khác xâm nhiễm vào tỉnh.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học vào công tác quản lý dữ liệu, khống chế dịch bệnh.

III. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Phòng bệnh bằng vắc xin VDNC:

a) Nguyên tắc chung:

Sử dụng vắc xin VDNC để tiêm phòng cho đàn trâu, bò là giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

b) Đối tượng tiêm vắc xin:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ