Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 809/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 809/KH-UBND
Ngày ban hành 17/05/2022
Ngày có hiệu lực 17/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hồ An Phong
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 809/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 17 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; Công văn số 2612/BKHCN-SHTT ngày 23/9/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn triển khai Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ quốc gia phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù riêng của tỉnh;

- Đảm bảo đồng bộ, phù hợp với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo khả thi và hiệu quả trong việc triển khai thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các khâu sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu hội nhập; đưa hoạt động sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh;

Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về sở hữu trí tuệ, khuyến khích và bảo đảm hoạt động cạnh tranh lành mnh, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của chủ sở hữu; góp phần nâng cao nhận thức của chủ sở hữu và người dân trên địa bàn tỉnh về sở hữu trí tuệ;

Nâng cao giá trị, chất lượng, hiệu quả, sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025:

- Đáp ứng 100% nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn tỉnh;

- 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo;

- Tối thiểu 50% cán bộ có hoạt động liên quan đến nghiên cứu và phát triển ở các cơ sở giáo dục, các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cu và phát triển được đào tạo cơ bản về sở hữu trí tuệ;

- Tối thiểu 40% sản phẩm được công nhận là sản phẩm chủ lực, đặc thù cấp tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ; kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ;

- Hỗ trợ hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển ít nhất 10 thương hiệu cộng đồng (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý) được bảo hộ.

b) Đến năm 2030:

- Tối thiểu 60% sản phẩm được công nhận là sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ và kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc;

- Tối thiểu 75% cán bộ có hoạt động liên quan đến nghiên cứu và phát triển ở các cơ sở giáo dục, các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển được đào tạo cơ bản về sở hữu trí tuệ;

- Hỗ trợ hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển ít nhất 20 thương hiệu cộng đồng (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý) đã được bảo hộ.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ

- Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp lý liên quan; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ từ cơ bản đến chuyên sâu cho phù hợp với từng nhóm đối tượng trên địa bàn tỉnh;

- Tư vấn, hướng dẫn về sở hữu trí tuệ cho các tập thể, cá nhân có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động về sở hữu trí tuệ của các tổ chức, tập thlà chủ sở hữu, chủ thquản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể;

- Hỗ trợ tra cứu, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra các tài sản trí tuệ được bảo hộ;

[...]