Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 102/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2022
Ngày có hiệu lực 31/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Hoàng Việt Phương
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 31 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2205/QĐ-TTG NGÀY 24/12/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030; Văn bản số 2612/BKHCN-SHTT ngày 23/9/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn triển khai Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến 2030 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao nhận thức, năng lực về sở hữu trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nâng cao giá trị thương hiệu, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của tỉnh, thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó ưu tiên hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản, có tiềm năng.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai Kế hoạch phải đồng bộ, kịp thời, phù hợp với định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và tình hình thực tiễn của tỉnh trong từng giai đoạn và đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Phân công rõ nhiệm vụ cho các sở, ngành, UBND huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trong việc chủ trì, phối hợp thực hiện; lồng ghép các nguồn lực của trung ương và địa phương để thực hiện Kế hoạch đảm bảo tính hiệu quả; phát huy được vai trò của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Đến năm 2025

- 100% các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, chủ thể sản phẩm OCOP được tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển, bảo vệ tài sản trí tuệ và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

- Tối thiểu 40% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Trên 70% sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Có từ 5 sản phẩm trở lên được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

- Số nhãn hiệu tập thể được bảo hộ mới: 10-15 nhãn hiệu.

- Số nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ mới: 01-03 nhãn hiệu.

- Số đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp: 03-05 đơn.

- Số đơn đăng ký nhãn hiệu (thông thường) tăng trung bình từ 10-12 đơn/năm.

- Hỗ trợ hoạt động quản lý và phát triển ít nhất 03 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.

2. Đến năm 2030

- Tối thiểu 60% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Trên 85% sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

- Số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ mới: 03-05; trong đó phấn đấu có 01 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ ở nước ngoài.

- Số nhãn hiệu tập thể được bảo hộ mới: 15-20 nhãn hiệu.

- Số nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ mới: 01-03 nhãn hiệu.

- Số đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dánh công nghiệp: 05-10 đơn.

- Số đơn đăng ký nhãn hiệu (thông thường) tăng trung bình từ 10-15 đơn/năm.

- Hỗ trợ hoạt động quản lý và phát triển ít nhất 05 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.[1]

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ