Kế hoạch 8088/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân giai đoạn 2022-2030" trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 8088/KH-UBND
Ngày ban hành 21/10/2022
Ngày có hiệu lực 21/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8088/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 21 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN GIAI ĐOẠN 2022-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” (sau đây viết tắt là Đề án), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân.

b) Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc (sau đây viết tắt là MTTQ) Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật và bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận pháp luật, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người dân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

2. Yêu cầu:

a) Các nội dung và hoạt động đề ra phải bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm; bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án; xác định cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về chất lượng, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án.

b) Quá trình tổ chức thực hiện Đề án phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn, triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch đã đề ra.

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của người dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Hoàn thành việc rà soát, đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn;

b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là các đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;

c) Bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, địa phương, đơn vị đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật;

d) Nâng cao năng lực giám sát phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức thành viên trong hỗ trợ người dân tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật;

đ) Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp được nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp luật cho người dân.

3. Phạm vi Đề án:

a) Đề án được thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh.

b) Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2023 - 2030.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật:

a) Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin để đổi mới nội dung, phương thức thực hiện theo hướng thiết lập các điều kiện cần thiết cho người dân chủ động tiếp cận thông tin pháp luật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023 - 2024.

[...]