Kế hoạch 8025/KH-UBND thực hiện nội dung 2 và nội dung 3 của Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022

Số hiệu 8025/KH-UBND
Ngày ban hành 01/12/2022
Ngày có hiệu lực 01/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Văn Tân
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8025/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 01 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NỘI DUNG 2 VÀ NỘI DUNG 3 CỦA DỰ ÁN 7- CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN, NÂNG CAO THỂ TRẠNG, TẦM VÓC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ; PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 2415/QĐ-BYT ngày 05/9/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 2746/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phân bổ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022;

UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung 2 và nội dung 3 của Dự án 7- Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Cải thiện sức khỏe của người dân tộc thiểu số về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng bào dân tộc thiểu số từng bước tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tăng cường khả năng tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các dịch vụ chăm sóc có chất lượng về sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em; góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Nội dung 2: “nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống với Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) cũng như về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dân số, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Tuyên truyền nâng cao chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, dân số, cộng tác viên dân số về chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ quản lý dân số.

b) Nội dung 3: “chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số”

- Tăng cường phổ biến kiến thức và thực hành trong chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em;

- Hỗ trợ tăng cường việc khám thai định kỳ và hỗ trợ y tế cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh con;

- Hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi;

- Hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời và trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

3. Chỉ tiêu cụ thể

a) Nội dung 2: “nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”

- Tăng thêm tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên thực hiện tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn so với năm 2021 là 10%;

- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát, sàng lọc trước sinh 70%;

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát, sàng lọc sơ sinh 85%;

- Tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm so với năm 2021 là 10%;

b) Nội dung 3: “chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực người dân tộc thiểu số”

* Chỉ tiêu về cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và các chỉ tiêu sức khỏe bà mẹ.

TT

Chỉ tiêu

2022

1

Tỷ số tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống

< 50

2

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thời kỳ (%)

75,0

3

Tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế (%)

80,0

4

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được người đỡ đẻ có kỹ năng hỗ trợ

85,0

5

Tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh tại nhà 3 lần trong 42 ngày sau đẻ (%)

70,0

[...]