Kế hoạch 800/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW và Kế hoạch 60-KH/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 800/KH-UBND
Ngày ban hành 22/12/2021
Ngày có hiệu lực 22/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Hồng Vinh
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 800/KH-UBND

Nghệ An, ngày 22 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 04-CT/TW NGÀY 02/6/2021 CỦA BAN BÍ THƯ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 60-KH/TU NGÀY 20/10/2021 CỦA TỈNH ỦY VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THU HỒI TÀI SẢN BỊ THẤT THOÁT, CHIẾM ĐOẠT TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ THAM NHŨNG, KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư và Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 20/10/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

2. Cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị số 04-CT/TW, Kế hoạch 60-KH/TU thành những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Đồng thời, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, tổ chức xã hội và của quần chúng nhân dân trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

3. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Thực hiện tốt công tác phát hiện, đấu tranh với các phương thức, thủ đoạn mới để ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tài sản thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

4. Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các cán bộ, công chức có hành vi bao che, dung túng trong thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, người đứng đầu các cấp, các ngành, các cơ quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với mục tiêu là truyền tải và đưa đầy đủ các thông tin, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về việc thu hồi tài sản tham nhũng đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền các nội dung Chỉ thị số 04-CT/TW và Kế hoạch số 60-KH/TU của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý và các tầng lớp nhân dân, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động.

- Gắn công tác phòng, chống tham nhũng với thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Xác định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang gương mẫu nêu cao tinh thần, trách nhiệm, chấp hành pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

2. Hoàn thiện thể chế về công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương thông qua hoạt động thực tiễn rà soát văn bản, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; pháp luật về thanh tra, tố tụng hình sự, thi hành án dân sự và các quy định pháp luật liên quan theo hướng bổ sung cho thanh tra viên, kiểm toán viên thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, kinh tế.

- Các cơ quan có liên quan trực tiếp trong việc thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế phải xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy tìm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử. Khẩn trương hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt; nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, chuyển nhượng vốn góp, cổ phần để kiểm soát tài sản chặt chẽ, hạn chế việc tẩu tán, che giấu, hợp thức hóa tài sản do phạm tội mà có, tạo thuận lợi cho công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

3. Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức

- Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh thường xuyên rà soát, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức bảo đảm đủ số lượng, vững về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị vững vàng, thực sự liêm, chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.

- Các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện giám sát quá trình kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người lao động do đơn vị mình quản lý để hỗ trợ việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có.

4. Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế

- Kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực trong công tác thu hồi tài sản.

- Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tăng cường giám sát công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

- Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, người lao động có liên quan vụ án phải cung cấp các tài liệu về kê khai tài sản, thu nhập để tạo điều kiện cho các cơ quan pháp luật thực hiện xác minh, thu hồi tài sản bị thất thoát.

- Phát huy hiệu quả vai trò giám sát của nhân dân, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác tài sản bất minh, sai phạm trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng và có biện pháp bảo vệ người dân khi phản ánh, tố giác.

5. Nâng cao trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan

- Cơ quan thanh tra, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, thi hành án dân sự kịp thời phối hợp áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, đất đai, phong tỏa tài khoản ngay từ những bước đầu tiên của hoạt động kiểm tra, thanh tra, tố tụng hình sự khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng, sai phạm kinh tế nghiêm trọng, phải tính tới các biện pháp đảm bảo cho việc thu hồi tài sản theo quy định, không để đối tượng vi phạm tẩu tán tài sản bất minh.

- Đề nghị Tòa án nhân dân các cấp tại địa phương khi ban hành bản án, quyết định đảm bảo đúng pháp luật và thực hiện nghiêm quy định chuyển giao bản án, tài liệu liên quan đến tài sản bị kê biên, phong tỏa; kịp thời đính chính, giải thích bản án và các kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ