Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trong giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 80/KH-UBND
Ngày ban hành 27/04/2021
Ngày có hiệu lực 27/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Trương Cảnh Tuyên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 27 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trong giai đoạn 2021-2025, như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nhiệm vụ được đề ra trong Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” phải được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, nâng cao nhận thức cho người dân về kinh tế tập thể, củng cố, nâng chất và phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; phát triển vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, nhất là các nông sản chủ lực của tỉnh.

- Phát huy tính chủ động, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để triển khai đồng bộ các giải pháp trong phát triển hợp tác xã gắn với phát triển các ngành hàng nông sản chủ lực.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Phấn đấu xây dựng ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang phát triển bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao, thông qua các mô hình hợp tác xã nông nghiệp, từng bước hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, sơ chế và chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt cao hơn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Xây dựng 15 mô hình hợp tác xã và 03 liên hiệp hợp tác xã được đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, máy móc, thiết bị và phát triển toàn diện, hoạt động hiệu quả. Cụ thể một số chỉ tiêu hợp tác xã cần đạt như sau:

- Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt từ 2 tỷ đến 5 tỷ đồng/hợp tác xã/năm; lợi nhuận trước thuế đạt tương ứng 10% doanh thu/năm.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hướng tăng dần các loại giống phẩm chất cao, thích ứng với biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập từ 1,5 đến 2 lần so với năm 2020.

- Hợp tác xã áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất như: máy móc, thiết bị, cơ giới trong sản xuất, kinh doanh; áp dụng kỹ thuật tưới tiêu hiện đại trong canh tác; tổ chức cho thành viên sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tiêu chuẩn hữu cơ và thực hiện chứng nhận truy xuất nguồn gốc, tỷ lệ sản lượng sản phẩm trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi của hợp tác xã được chứng nhận nguồn gốc, chất lượng, an toàn từ 50% trở lên.

- Hợp tác xã có tỷ lệ giá trị nông sản chủ lực được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt ít nhất 70%.

- Hợp tác xã xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực, có logo, tem nhãn, bao bì hoàn chỉnh; mỗi hợp tác xã có ít nhất 01 sản phẩm theo tiêu chuẩn của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng anh là One Commune One Product, viết tắt là OCOP) đạt chuẩn 4 sao trở lên (sau đây gọi tắt là sản phẩm OCOP); hỗ trợ xây dựng website để thực hiện quảng bá sản phẩm; tham gia các sàn thương mại điện tử và thực hiện giao dịch điện tử.

- Mỗi hợp tác xã có ít nhất 01 thành viên Ban Giám đốc và kế toán có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ cao đẳng trở lên và 100% thành viên hợp tác xã được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ thuật.

b) Xây dựng 01 mô hình cung ứng dịch vụ cơ giới hóa trong nông nghiệp và 03 Trung tâm thu gom, phân loại, sơ chế, đóng gói và phân phối hàng nông sản (gọi tắt là Trung tâm sơ chế, phân loại nông sản).

c) Xây dựng thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, tối đa hóa việc tái tạo và tận dụng phế phẩm trong nông nghiệp để tạo thêm sản phẩm mới.

III. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Công tác tổ chức

- Trong năm 2021, thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và cấp huyện; phân công đơn vị đầu mối, công chức, viên chức tham gia triển khai thực hiện các nội dung Đề án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND.

- Ban Chỉ đạo cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan quán triệt đầy đủ nội dung Đề án và triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo bước tiến rõ nét trong phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tại địa phương.

- Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả thực hiện.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ