Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2011 thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 79/KH-UBND
Ngày ban hành 15/11/2011
Ngày có hiệu lực 15/11/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Ngô Hòa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 11 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với những nội dung trọng tâm sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp, trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt.

2. Phòng, chống và kiểm soát ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục và lâu dài đòi hỏi phải có sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm và sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; huy động sức mạnh toàn dân vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

3. Đầu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước, của tỉnh; ngoài nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh cấp hàng năm, phải huy động sự đóng góp của cộng đồng và tài trợ của các tổ chức quốc tế.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống; giữa giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại; coi trọng công tác phòng chống ma túy từ cơ sở như: gia đình, dòng họ, tổ dân phố, khu dân cư, các cơ quan, xí nghiệp, trường học...; tập trung vào nhóm đối tượng có hành vi, nguy cơ cao;

5. Tăng cường hợp tác quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong phòng, chống và kiểm soát ma túy; đặc biệt, đối với các lực lượng phòng, chống ma túy của 02 tỉnh Salavan và Sêkông - nước CHDCND Lào.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng, chng và kiểm soát ma túy. Từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do ma túy gây ra nhằm tạo môi trường xã hội trong sạch và lành mạnh để phục vụ phát triển kinh tế;

b) Kiềm chế tốc độ gia tăng người nghiện mới, từng bước giảm dần số người nghiện cũ, giảm tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy trong cộng đồng; tổ chức cai nghiện ma túy theo hướng có hiệu quả, bền vững.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2020

a) Giảm ít nhất từ 30% đến 40% số người nghiện ma túy so với hiện nay; phấn đấu đạt 90% số xã, phường, thị trấn, khu dân cư; 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, trường học không có tệ nạn ma túy;

b) 100% số người nghiện ma túy được phát hiện và quản lý; 90% số người nghiện ma túy được điều trị, cai nghiện và học nghề, trong đó có 60% số người nghiện được cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội tỉnh.

c) Triệt xóa các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy vào địa bàn; kiên quyết không để ma túy xâm nhập qua tuyến biên giới tiếp giáp với 2 tỉnh Salavan và Sêkông nước bạn Lào;

d) Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh và sử dụng hợp pháp các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần; không để thất thoát tiền chất để tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp tại địa bàn.

3. Định hướng đến năm 2030

a) Trên cơ sở kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể đến năm 2020, từ đó đánh giá xác định nhiệm vụ trọng tâm để tập trung nguồn lực, tiến hành đồng bộ các biện pháp, duy trì các mục tiêu đã đạt được; tập trung các giải pháp phù hợp vào các mục tiêu chưa đạt được, phấn đấu giảm dần số xã, phường thị trấn có người nghiện, tạo môi trường xã hội lành mạnh phục vụ cho việc phát triển đất nước, của tỉnh.

b) Chú trọng công tác phòng ngừa không để ma túy xâm nhập qua tuyến biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào; kiên quyết triệt phá và xóa bỏ tận gốc các điểm, tụ điểm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn.

c) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống ma túy cho nhân dân, đặc biệt là các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện ma túy mới.

III. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP

1. Nội dung

a) Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng; kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy với tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy đến từng người dân, từng hộ gia đình.

b) Quản lý chặt chẽ người nghiện ma túy, tổ chức cho tất cả người nghiện ma túy được khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức điều trị, cai nghiện phù hợp; áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý sau cai, phòng ngừa tái nghiện.

c) Thường xuyên khảo sát, phát hiện triệt xóa kịp thời việc trồng cây có chứa chất ma túy.

d) Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần đề phòng tội phạm lợi dụng hoạt động.

[...]