Kế hoạch 776/KH-UBND về hoạt động tăng cường nội dung, thông tin, tuyên truyền phục vụ chung cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của tỉnh An Giang năm 2018
Số hiệu | 776/KH-UBND |
Ngày ban hành | 30/11/2018 |
Ngày có hiệu lực | 30/11/2018 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Nguyễn Thanh Bình |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 776/KH-UBND |
An Giang, ngày 30 tháng 11 năm 2018 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở; Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BTTTT ngày 02/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Văn bản số 375/BTTTT-KHTC, ngày 05/03/2018 của Bộ TT&TT về việc tổ chức thực hiện sản xuất thông tin, tuyên truyền thuộc chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Văn bản số 588/BTTTT-KHTC, ngày 05/02/2018 của Bộ TT&TT về việc bố trí kinh phí thực hiện sản xuất thông tin, tuyên truyền phục vụ cho khu vực thuộc chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ Văn bản số 2856/BTTTT-KHTC ngày 27/8/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc kế hoạch hoạt động tăng cường nội dung, thông tin, tuyên truyền phục vụ chung cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long của tỉnh An Giang năm 2018;
Xuất phát từ nhu cầu thông thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng kế hoạch thực hiện Sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền phục vụ chung cho khu vực và giảm nghèo về thông tin đối với đối tượng ưu tiên thuộc địa bàn tỉnh được cơ quan quản lý dự án chấp thuận năm 2018, với những nội dung sau:
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu và Cà Mau), có tổng diện tích tự nhiên 4,08 triệu ha, với dân số trên 17 triệu người; ÐBSCL là vùng đất có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, ÐBSCL có nhiều lợi thế để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cuối của Châu thổ sông MeKong, vừa giáp biển Đông, vừa giáp biển Tây nên luôn đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế trong điều kiện tự nhiên, chịu sự tác động không nhỏ và khôn lường từ biến đổi khí hậu và các hoạt động ở thượng lưu sông MeKong, với mực nước biển dâng và xâm nhập mặn ngày càng rõ rệt.
- Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ gần đây vấn đề “Phát triển bền vững” trước xu thế hội nhập quốc tế được chú ý đặc biệt.
- Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng nông nghiệp trù phú nhất trên Trái đất, cung cấp một sản lượng lớn lúa gạo, trái cây, thủy sản… cho Việt Nam và cho thế giới. Tuy nhiên, 18 triệu cư dân sống ở đây cũng là những người dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu vá các tác động khác. Các sản phẩm thông tin tuyên truyền thuộc Dự án này dự kiến sẽ đề cập đến một vấn đề lớn ở Tây Nam Bộ có liên quan, ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh như biến đổi khí hậu, môi trường, hiểu biết pháp luật, vấn đề biên giới, ...
- Việc sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình có chất lượng nhằm cung cấp các thông tin chính thống, phục vụ tốt nhu cầu cung cấp thông tin cho người dân của khu vực, góp phần thực hiện thắng lợi các “Mục tiêu Phát triển Bền vững” cũng như việc thực hiện “Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020” trong xu thế đổi mới và hội nhập quốc tế.
- Bên cạnh đó, công cụ truyền thanh với các hình thức thể hiện phong phú, dễ nhớ, dễ thuộc cũng được lựa chọn để truyền tải thông tin đến tận các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người của tỉnh An Giang.
- Ngoài ra, việc thiết kế, in ấn, phát hành một ấn phẩm truyền thông (tờ rơi) cũng sẽ là giải pháp truyền thông bổ trợ, nhằm cung cấp cẩm nang sống cho người dân.
- Trong khu vực, thời gian qua, mặt dù các tỉnh đã tích cực thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức tương đối đa dạng nhưng vẫn còn hoạt động một cách riêng lẻ, chưa tổ chức được thành nhóm chuyên đề chung, chưa có đề tài chuyên sâu, thông tin còn mờ nhạt, hiệu quả mang lại chưa cao, chưa phục vụ cho cả khu vực. Hơn nữa là thiếu nguồn kinh phí để sản xuất các chương trình có chất lượng, phục vụ chung cho cả khu vực.
- Với những mặt hạn chế nêu trên, cần phải có nguồn kinh phí để tổ chức sản xuất được những chương trình chất lượng, có tính tập trung cao, chuyên sâu, mang tầm khu vực.
- Việc triển khai hoạt động tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền phục vụ chung cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng là hết sức cần thiết.
1. Tuyên truyền về bảo vệ nguồn nước, nguồn phù sa sông Mekong: Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dòng chảy sông Mê Công về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang biến động phức tạp, tình hình xâm ngập mặn ngày càng nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng; cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân biết để sử dụng nước một cách hiệu quả.
2. Tuyên truyền về chống sụt lún và sạt lở ven sông: Tình hình sụt lún và xói lở bờ sông hiện tại trong vùng diễn biến hết sức phứt tạp, khó lường; những vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng đã xãy ra tại tỉnh An Giang và một số tỉnh lận cận đã làm thiệt hại rất lớn về tài sản của người dân. Một vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay là hiện tượng sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa lũ mà còn xuất hiện cả ở mùa khô. Điều này vẫn đang diễn ra rộng khắp, từ các tuyến sông chính cho đến các hệ thống kênh, rạch, với mức độ sạt lở ngày càng lớn và khốc liệt hơn. Cần đẩy mạnh hơn công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo sạt lở … để người dân kịp thời phát hiện, sơ tán, di dời ra khỏi vùng sạt lỡ nhanh chống, tránh thiệt hại về người.
3. Tuyên truyền rộng rãi tới các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới thuộc tỉnh An Giang tiếp giáp với Vương quốc CamPhuChia về chủ quyền biên giới, an ninh biên giới; về chủ trương xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của Việt Nam. Góp phần nâng cao nhận thức của người dân vùng biên tham gia quản lý biên giới như bảo vệ đường biên, mốc giới, đấu tranh chống lấn chiếm, vượt biên, xâm nhập…
4. Tuyên truyền phổ biến đầy đủ, kịp thời các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân, nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân, góp phần hạn chế tội phạm, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự xã hội.
III. Hình thức thông tin, tuyên truyền:
1. Sản phẩm truyền hình: Đây là kênh thông tin phổ biến, rộng khắp, được đông đảo người xem và dễ tiếp cận thông tin; chương trình sản xuất sẽ được phát đi phát lại nhiều lần với nhiều Đài ở khu vực và quốc gia, tiết kiệm được nhiều chi phí, hiệu quả mang lại cao.
2. Sản phẩm phát thanh: Đây cũng là kênh thông tin phổ biến, rộng khắp, được đông đảo người nghe và dễ tiếp cận thông tin; chương trình sản xuất sẽ được phát đi phát lại nhiều lần, tiết kiệm được nhiều chi phí, hiệu quả mang lại cao.
3. Ấn phẩm báo chí và truyền thông (tờ rơi): Phát hành tờ rơi đến tận tay người dân, giúp người dân tiếp cận thông tin nhanh chóng, làm tư liệu cá nhân để sử dụng lâu dài, mang lại hiệu quả cao.
1. Số lượng, nội dung sản xuất chương trình truyền hình, phát thanh: