Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 77/KH-UBND về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022

Số hiệu 77/KH-UBND
Ngày ban hành 13/04/2022
Ngày có hiệu lực 13/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Ngô Thị Kim Yến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Đà Nng, ngày 13 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2022

Căn cứ Kế hoạch s199/KH-UBND ngày 19/11/2021 của UBND thành phố Đà Nng về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nng; theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1607/TTr-SYT ngày 05/4/2022, UBND thành phố ban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Đà Nng năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nhằm giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, hướng đến mục tiêu chấm dứt dịch AIDS tại Đà Nng vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển Kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm số bệnh nhân nhiễm mới HIV so với năm 2021

- 85% người nhiễm HIV trong cộng đồng biết được tình trạng nhiễm HIV của mình.

- 80% người nhiễm HIV diện quản lý được điều trị ARV.

- 95% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế.

- 100% người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV có thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT).

3. Chỉ tiêu kế hoạch hoạt động: ính kèm phụ lục 1)

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động can thiệp, dự phòng và giám sát dịch

a) Can thiệp dự phòng các nhóm nhân viên tiếp cận cộng đồng

- Duy trì số lượng, chất lượng mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng các nhóm: nhóm nam quan hệ tình dục đng giới (MSM), phụ nữ mại dâm vui chơi giải trí, sau cai.

- Triển khai các hoạt động tiếp cận, duy trì tiếp cận, truyền thông nhóm, tư vấn nhóm cho các đối tượng nguy cơ cao tại cộng đồng nhằm tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho người có nguy cơ cao tại cộng đồng; đồng thời thực hiện giám sát, phối hợp và hỗ trợ nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố.

- In ấn và phân phát các tài liệu truyền thông về các hoạt động can thiệp giảm hại dự phòng lây nhiễm HIV.

b) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

- Tăng cường hoạt động truyền thông trên các phương tiện đại chúng, truyền thông trực tiếp, nâng cao chất lượng các buổi tư vấn các nhân, tư vấn nhóm về hiệu quả của Chương trình điều trị Methadone đối với người nghiện chích ma túy (NCMT) và gia đình để họ hiểu, tham gia và duy trì tuân thủ điều trị; xây dựng, cấp phát đảm bảo tính sẵn có các tài liệu truyền thông về điều trị Methadone.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân trong thực hiện thủ tục tiếp nhận điều trị nhằm tăng số người nghiện chích ma túy tham gia điều trị theo quy định.

- Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, quản lý duy trì điều trị 80% người nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho bệnh nhân tại cơ sở Methadone. Bố trí sắp xếp nhân lực cán bộ cơ sở Methadone phù hợp với tình hình thực tế số lượng bệnh nhân và phương án tinh gọn bộ máy.

- Tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa cơ sở điều trị với các cơ quan chức năng để đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn; đồng thời phối hợp với các địa phương trong việc quản lý bệnh nhân Methadone.

- Đảm bảo kinh phí hỗ trợ chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị bệnh nhân tự nguyện tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại thành phố Đà Nng, đảm bảo nguồn thuốc Methadone từ ngân sách thành phố hàng năm theo quy định của Bộ Y tế.

c) Truyền thông thay đổi hành vi

- Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS trên nhiều phương tiện như: Thông tin đại chúng, trên các nền tảng công nghệ trang thông tin điện tử của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, Trung tâm Y tế quận huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan, các trang điện tử Zalo, Facebook... các nội dung truyền thông kết cấu nội dung đảm bảo phù hợp với các nhóm đối tượng đích; đổi mới tư duy truyền thông huy động người nhiễm và không nhiễm tham gia hoạt động truyền thông; xây dựng định kỳ các chuyên đề về phòng, chống HIV/AIDS trên Đài Phát thanh - Truyền hình thành phố.

- Nâng cao kiến thức để giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong hệ thống y tế, trong cộng đồng dân cư bằng các hoạt động. Truyền thông trực tiếp, gián tiếp, tập huấn cho cán bộ y tế, người dân, nhóm nguy cơ cao, học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng về dự phòng phổ cập, nhạy cảm giới... về nguy cơ lây nhiễm HIV tập trung vào các nội dung như: hiệu quả của điều trị ARV thông điệp (K=K), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bng thuốc kháng HIV (PrEP), lợi ích của BHYT với bệnh nhân HIV.

[...]