Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2015 về bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020

Số hiệu 75/KH-UBND
Ngày ban hành 27/07/2015
Ngày có hiệu lực 27/07/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Tô Hùng Khoa
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 75/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 27 tháng 7 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ HUY ĐỘNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2009 - 2014

1. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Lạng Sơn

Tại Lạng Sơn (kể từ trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện năm 1993) tính đến 31/11/2014 trên toàn tỉnh đã phát hiện được 3.397 trường hợp nhiễm HIV trong đó có 1.973 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS và 1.808 trường hợp đã tử vong do AIDS.

Theo số liệu rà soát HIV/AIDS, tính đến ngày 28/02/2015 số người nhiễm HIV hiện đang sống quản lý được tại các huyện thành phố là 859 người[1]. Phân bố HIV/AIDS theo đường máu, đa số là do tiêm chích ma túy (TCMT) chiếm 75,1%, theo con đường tình dục chiếm 20,6%, lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,6%.

Dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở cả 11/11 huyện, thành phố với 148/226 xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV/AIDS, trong đó thành phố Lạng Sơn là nơi có số người nhiễm HIV/AIDS còn sống quản lý cao nhất[2]. Tốc độ lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng trong 5 năm gần đây, được kiềm chế đạt ở mức thấp hơn so với mục tiêu đề ra, số lượng người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS phát hiện hàng năm đều giảm[3] ... Từ 2008 đến nay, Lạng Sơn không còn trong danh sách 10 tỉnh trọng điểm có tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS trên 100.000 dân cao nhất trong cả nước.

(Phụ lục 1: Tình hình dịch HIV/AIDS tại Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2014)

Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT, phụ nữ mại dâm (PNMD) mặc dù giảm nhưng còn cao so với tỷ lệ chung của cả nước[4]. Số phụ nữ nhiễm HIV phát hiện hàng năm ngày một tăng, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục, phụ nữ mang thai và trẻ em có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó tình hình tệ nạn xã hội, đặc biệt tệ nạn ma túy còn diễn biến phức tạp[5].

2. Tình hình huy động và sử dụng kinh phí trong giai đoạn 2009 - 2014

Tổng kinh phí giai đoạn 2009 - 2014 được huy động từ các nguồn, gồm:

- Kinh phí cấp từ Trung ương (CTMTQG): 30,274 tỷ đồng, chiếm 39,31%;

- Kinh phí của tỉnh: 3,180 tỷ đồng, chiếm 4,12%;

- Nguồn viện trợ từ các dự án quốc tế: 43,568 tỷ đồng, chiếm 56,57%.

- Trong giai đoạn 2009 - 2014, nguồn bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả còn hạn chế và thiếu số liệu báo cáo; hầu hết các dịch vụ chăm sóc, điều trị ngoại trú người nhiễm HIV do các dự án tài trợ, người nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT không nhiều hiện có 298/538 người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV có BHYT, chiếm 55% và được thanh toán một số dịch vụ điều trị nội trú.

- Trong giai đoạn vừa qua, Lạng Sơn không thu phí dịch vụ liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS vì chưa có hướng dẫn.

(Phụ lục 2: Kinh phí huy động cho PC HIV/AIDS phân theo nguồn, giai đoạn 2009 - 2014)

Như vậy, tổng kinh phí giai đoạn 2009 - 2014 là 77,022 tỷ đồng, chủ yếu do các dự án quốc tế tài trợ (chiếm 56,57%) tập trung cho hoạt động can thiệp giảm hại trong nhóm NCMT, PNMD; chăm sóc điều trị và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con... Kinh phí Trung ương qua Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) chiếm 43% chủ yếu cho hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, giám sát HIV/AIDS; kinh phí của tỉnh thấp chi cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên (theo Quyết định 1202/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch 163/2012/TTLT-BTC-BYT) và vốn đối ứng do các dự án quốc tế. Giai đoạn này chưa có chính sách về BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS và chưa triển khai xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Giai đoạn 2009 - 2014, tổng kinh phí huy động cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Lạng Sơn là 77,022 tỷ đồng, bao gồm các hoạt động theo 04 dự án của chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, cụ thể:

+ Dự án dự phòng lây nhiễm HIV: là 26,974 tỷ đồng (chiếm 35,02%), bao gồm chi cho các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông; can thiệp giảm hại trong nhóm NCMT và PNMD; tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho người có hành vi nguy cơ; chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện (CCDTP) bằng thuốc thay thế mới triển khai từ năm 2014 theo Nghị định 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ.

+ Dự án chăm sóc và điều trị: là 18,724 tỷ đồng (chiếm 24,31 %) bao gồm các hoạt động điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho bệnh nhân người lớn và trẻ em; điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tư vấn xét nghiệm cho phụ nữ có thai; điều trị các nhiễm trùng cơ hội...

+ Dự án tăng cường năng lực: là 3,690 tỷ đồng (chiếm 4,79%), bao gồm hoạt động tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, điều hành và phân tích chính sách, cung cấp thuốc, sinh phẩm xét nghiệm...

+ Dự án theo dõi và giám sát: là 7,214 tỷ đồng (chiếm 9,37%), bao gồm các hoạt động giám phát hiện, giám sát trọng điểm hàng năm, thống kê báo cáo, quản lý số liệu HIV/AIDS...

- Xây dựng cơ bản: là 20,42 tỷ đồng (chiếm 26,51%), bao gồm xây dựng trụ sở làm việc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh (kinh phí CTMTQG) và cơ sở điều trị thay thế (vốn ngân sách tỉnh).

(Phụ lục 3: Kinh phí huy động cho phòng, chống HIV/AIDS theo 4 dự án, giai đoạn 2009 - 2014)

3. Kết quả sử dụng kinh phí đáp ứng với dịch HIV/AIDS của Lạng Sơn

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ