Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2011 về thực hiện Đề án "Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012” giai đoạn 2 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 75/KH-UBND
Ngày ban hành 26/07/2011
Ngày có hiệu lực 26/07/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Tô Hùng Khoa
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 75/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 26 tháng 7 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2012” GIAI ĐOẠN 2, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 554/QĐ-TTg, ngày 04/52009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 - 2012"; Công văn số 1276/BNN-PC ngày 10/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 - 2012", giai đoạn 2; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU - YÊU CẦU.

1. Mục tiêu.

a) Mục tiêu chung:

Tuyên truyền, phổ biến các nội dung pháp luật đã lựa chọn thông qua các hình thức phù hợp cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, từng bước hình thành nếp sống và làm việc theo pháp luật của người dân nông thôn, đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

b) Mục tiêu cụ thể:

Đến hết năm 2012, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số phấn đấu đạt được kết quả sau:

- Từ 70% trở lên người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về: Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phát triển nông thôn), chính sách dân tộc, bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Cư trú, Luật bảo vệ & Phát triển rừng, Luật Biên giới Quốc gia và các quy định pháp luật khác có liên quan phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn.

- Từ 95% trở lên cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình và các chính sách, pháp luật khác của nhà nước.

2. Yêu cầu:

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện, phù hợp, hiệu quả, nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế vi phạm pháp luật.

- Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật, lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn.

- Đảm bảo đủ kinh phí từ ngân sách Nhà nước, cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện đáp ứng yêu cầu của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch với việc thực hiện các Chương trình, dự án, kế hoạch khác tại địa phương.

II. NỘI DUNG.

1. Nội dung chủ yếu:

a) Xác định rõ nội dung pháp luật và các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phù hợp cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với từng vùng, gắn với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, từng thời điểm.

b) Xây dựng tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Tiến hành phổ biến các quy định pháp luật, đẩy mạnh trợ giúp pháp lý mang tính thiết thực, gắn trực tiếp với cuộc sống của người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật, cung cấp các tài liệu, văn bản pháp luật thiết yếu cho các thành viên nòng cốt và các Câu lạc bộ pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các trình tự, thủ tục về thực hiện quyền, nghĩa vụ, lợi ích công dân trong chấp hành pháp luật, thực hiện chính sách cho phù hợp từng đối tượng, địa bàn.

 - Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, trẻ em, ma túy, mại dâm, phòng chống tội phạm; Luật Đất đai; Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Cư trú; Luật bảo vệ & Phát triển rừng; Luật Biên giới Quốc gia và các quy định pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.

- Lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động chấp hành pháp luật với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Trọng tâm là chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước; phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; giám sát thực hiện Quy chế dân chủ, công tác hòa giải ở cơ sở và việc thực hiện quy ước, hương ước ở cộng đồng nông thôn.

- Thực hiện khen thưởng đối với tập thể, gia đình, cá nhân và khu dân cư thực hiện tốt việc chấp hành pháp luật; khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật ở cơ sở và cộng đồng dân cư nông thôn.

d) Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

đ) Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật, phương tiện hiện đại đáp ứng yêu cầu của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới.

e) Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ