Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2015 về thực hiện Đề án "Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2013-2016" do tỉnh Phú Yên ban hành
Số hiệu | 66/KH-UBND |
Ngày ban hành | 11/05/2015 |
Ngày có hiệu lực | 11/05/2015 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Trần Quang Nhất |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 11 tháng 05 năm 2015 |
Căn cứ Quyết định số 1133/QĐ-TTg, ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật.
Căn cứ Quyết định số 1726/QĐ-UBND, ngày 22/10/2014 của UBND tỉnh Phú Yên V/v Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật.
UBND tỉnh Phú Yên ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án “ Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2013-2016” trên địa bàn tỉnh Phú Yên, như sau:
1. Mục đích
-Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân nông thôn và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Yên; nâng cao ý thức, lối sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của người dân, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ pháp luật của đội ngũ Cán bộ, công chức và viên chức trên địa bàn.
-Giúp người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; xóa đói, giảm nghèo; phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường.
2. Yêu cầu
-Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có tính kế thừa; tập trung tuyên truyền những vấn đề mang tính cấp bách đang được người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm. Nội dung tuyên truyền, phổ biến phải đầy đủ, chính xác và kịp thời; hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện phải dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm tình hình từng vùng, địa bàn, đối tượng, bảo đảm hiệu quả và thiết thực.
-Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn với giáo dục văn hóa truyền thống của dân tộc, với việc thực hiện hương ước của địa phương; kết hợp, lồng ghép giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo; huy động các lợi thế sẵn có của địa phương để thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN
1.Phạm vi tuyên truyền, phổ biến
Tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh có liên quan đến người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những chính sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chính sách đoàn kết dân tộc và xây dựng nông thôn mới.
2.Đối tượng tuyên truyền, phổ biến
Người dân đang sinh sống tại khu vực nông thôn và đồng bào các dân tộc thiểu số tại các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
3.Các hình thức tuyên truyền, phổ biến
Tùy theo đặc điểm của từng địa phương và từng nhóm đối tượng để lựa chọn những hình thức tuyên truyền phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất, bao gồm các hình thức:
- Tuyên truyền tại các lớp tập huấn, qua các buổi nói chuyện chuyên đề, kết hợp tuyên truyền trong các buổi họp dân, các buổi sinh hoạt đoàn thể và cộng đồng tại địa phương.
- Thông qua mạng lưới truyền thanh tại sơ sở; phát hành bản tin, tờ rơi nội bộ, pano, áp phích; qua website của các ngành; kết hợp với báo, đài xây dựng tiểu phẩm, làm các chương trình, phóng sự chuyên đề.
- Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến thông qua các buổi nói chuyện thời sự, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân; tại các buổi hội thảo, hội nghị đầu bờ; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, xây dựng các mô hình thí điểm tại thôn, bản.
- Thông qua hoạt động của câu lạc bộ tư vấn pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý và hòa giải tại các huyện để kết hợp triển khai phổ biến, tuyên truyền pháp luật tới người dân nông thôn.
- Hỗ trợ các xã xây dựng tủ sách pháp luật tại các thông, bản để người dân dễ tiếp cận; Triển khai các hình thức giải đáp pháp luật qua thư điện tử, gửi ý kiến giải đáp qua đường bưu điện, phối hợp với đài Viễn thông để giải đáp mọi thắc mắc cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hoàn thiện trang thông tin điện tử (Website) của Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc Sở, qua đó cung cấp văn bản pháp luật miễn phí bằng hình thức trực tuyến tới người dân.
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh để lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến phù hợp.
2. Chọn điểm chỉ đạo và thực hiện chỉ đạo điểm đối với một số đối tượng trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.