Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 02/KH-UBND
Ngày ban hành 03/01/2020
Ngày có hiệu lực 03/01/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Bùi Văn Khắng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 03 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW NGÀY 22/01/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Ninh tại Kế hoạch số 359-KH/TU ngày 14/11/2019 về việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến các sở ban ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Khắc phục triệt để tình trạng thiếu trách nhiệm, thiếu quyết liệt của các ngành, đơn vị được phân công phụ trách; có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và UBND các huyện, thị xã, thành phố, trong đó, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp, từng ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh cho người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh tế đất nước.

Nâng cao trách nhiệm, trình độ, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, các Cấp ủy đảng, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhận thức của người tiêu dùng nhằm đạt được những kết quả cụ thể trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Kiện toàn hệ thống bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ tỉnh đến địa phương phù hợp với tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 03/3/2015 của Tỉnh ủy về Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế; Chương trình hành động số 21-CTr/TU, ngày 05/02/2018 thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 19-NQ/TW của BCHTW Đảng. Xác định rõ vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi toàn tỉnh.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan cấp tỉnh và địa phương.

Đảm bảo công cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để phục vụ tốt công tác bảo vệ quyn lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội thảo, hội nghị, tọa đàm, lễ phát động; tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như: Truyền hình, truyền thanh, cổng thông tin điện tử của tỉnh, ngành và bản tin địa phương; sàn giao dịch điện tử, báo điện tử, phóng sự; xây dựng các bài viết, tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu, tổ chức các hội thi, các tiểu phẩm, in sổ tay người tiêu dùng,... để truyền tải thông tin chính sách pháp luật và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm hại đến người tiêu dùng,...; khuyến khích các cơ quan, đơn vị, cá nhân tích cực tham gia viết bài về chủ đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đđăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Tchức có hiệu quả, đa dạng hóa các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15/3) hàng năm.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xem xét, xác minh tính trung thực và chính xác về công năng, tác dụng của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải, đưa tin; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cảnh báo những vi phạm về quảng cáo không trung thực, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại và những nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; kim tra giám sát việc thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các chủ thể sản xuất, kinh doanh; nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với người tiêu dùng và những hậu quả sẽ phải chịu nếu xảy ra vi phạm pháp luật.

Công khai minh bạch và thông tin rộng rãi, đầy đủ bằng nhiều hình thức phù hợp đến người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo những nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng; hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng cho người tiêu dùng, nhất là đối với đối tượng người tiêu dùng yếu thế như trẻ em, người già, phụ nữ, công nhân nghèo, khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa,... để mỗi người tiêu dùng tự ý thức bảo vệ quyền lợi của mình trước các thủ đoạn lừa đảo, gian lận từ phía những nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Hằng năm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ Hội, Chi hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để phục vụ tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội nghị, tọa đàm, hội thảo,... truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang Website của tỉnh, ngành và bản tin địa phương; xây dựng phóng sự truyền hình, tờ rơi; treo băng rôn, khẩu hiệu.

3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng

Xây dựng cơ chế phối hợp và hỗ trợ giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, chú trọng lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, chất lượng, đo lường sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng.

Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo công cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư hệ thống kiểm soát chất lượng hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường.

Thường xuyên nắm bắt thông tin, đẩy mạnh công tác chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, kiểm tra vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn chất lượng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền và công bố công khai các trường hợp vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hỗ trợ các tổ chức xã hội, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng độc lập khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo cho người tiêu dùng đề phòng hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thiết lập và công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng và doanh nghiệp để hỗ trợ và giải quyết nhanh chóng, thuận tiện; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người tiêu dùng giải quyết tranh chấp qua phương thức thương lượng, hòa giải. Đảm bảo ít nhất 80% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 70% vụ việc được tiếp nhận.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Đẩy mạnh triển khai chương trình “Doanh nghiệp vì người tiêu dùng” thông qua các hình thức như: Hỗ trợ bảo hành, bảo trì sản phẩm, tư vấn sử dụng sản phẩm tiêu dùng an toàn tiết kiệm, giảm giá sản phẩm, khuyến mại, cung cấp dùng thử sản phẩm không phải trả tiền...; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, gắn trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cạnh tranh quốc gia. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nghiêm túc tuân thủ các nghĩa vụ đối với người tiêu dùng.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hình thành, phát triển và hoạt động có hiệu quả. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường xuyên quan tâm phân tích, đánh giá, phân loại để kịp thời có cơ chế, chính sách để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời khuyến khích, động viên các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt, giá thành hợp lý, có uy tín, thương hiệu trên thị trường để cung cấp thông tin đến người tiêu dùng. Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

[...]