Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quyết định 2158/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2013-2015 do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 73/KH-UBND
Ngày ban hành 26/04/2014
Ngày có hiệu lực 26/04/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Đàm Văn Bông
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/KH-UBND

Hà Giang, ngày 26 tháng 04 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 2158/QĐ-TTG NGÀY 11/11/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM” GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

Thực hiện Quyết định số 2158/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nn thương tích trẻ em giai đoạn 2013-2015, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

Phần thứ nhất

KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Khái quát thực trạng:

- Hà Giang có dân số trung bình năm 2013 là 775.500 người, trong đó trẻ em từ 0 đến 16 tuổi là 263.670 trẻ (chiếm 34% dân stoàn tỉnh), trẻ em từ 0 đến 6 tuổi là 99.925 (chiếm 13,2% dân số toàn tỉnh). Hà Giang có khoảng trên 10 nghìn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có trên 5 nghìn trẻ em khuyết tật, tàn tật; trên 4 nghìn trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; có 55 trẻ em bị ảnh hưởng nhiễm HIV/AIDS; 125 trẻ em phải lao động nặng nhọc. Theo kết quả rà soát năm 2013, toàn tỉnh hiện có 48.011 hộ nghèo, chiếm 30,13%; hộ cận nghèo 20.598 hộ, chiếm 12,93%. Số trẻ em sống trong hộ nghèo khoảng 720.000 trẻ. Trong những năm gần đây số trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích có chiều hướng gia tăng;

- Theo báo cáo của các huyện, thành phố, tình hình tai nạn thương tích trẻ em trong những năm qua có chiều hướng gia tăng cụ thể năm 2010 là 690/30 mắc/chết; năm 2011 là 705/45 mắc/chết; năm 2012 là 836/56 mắc/chết; năm 2013 là 928/56 mắc/chết. Trong các trường hp tai nạn thương tích xảy ra trên địa bàn tỉnh tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích do bị ngã chiếm tỷ lệ cao, sau đó đến tai nạn do đuối nước, tiếp đến tai nạn ngộ độc nấm mốc, thực phẩm, tai nạn giao thông, súc vật cắn,... các ca tai nạn thương tích dẫn đến trẻ em tử vong thì tai nạn do bị đui nước chiếm tỷ lệ cao nhất, sau tai nạn đuối nước là ngã tiếp đến là tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, nấm mốc, súc vật cắn,...

II. Nguyên nhân, tồn tại hạn chế

1. Nguyên nhân gây ra tai nạn thương tích trẻ em:

- Đa hình giao thông đi li khó khăn, núi cao, vc sâu: trình độ dân trí như ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngộ độc, đuối nước (sông, suối mưa lũ), điện giật, bỏng, súc vật cắn,... Một trong những nguyên nhân gây tử vong trẻ em cao nhất;

- Nhận thức và hiểu biết chung về tai nạn thương tích trẻ em còn thấp, như đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc là một trong nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho nhóm trẻ em và vị thành niên (từ 0-18 tuổi) nhưng nhận thức của xã hội và người dân về vấn đề này vẫn còn hạn chế, thể hiện qua việc coi thường sự nguy him đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc, bỏng, điện giật với trẻ em và cộng đồng, cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn thiếu kỹ năng sơ cấp cu ban đầu khi trẻ bị tan nạn thương tích;

- Việc quản lý giám sát của gia đình chưa được chặt chẽ, trẻ em thiếu sự quan tâm chăm sóc, nhất là trong thời gian các em nghỉ hè. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ tai nạn thương tích cao ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ, nhiều trường hợp trẻ em bị rơi, ngã xuống sông, suối, hồ, ao, giếng hay bể nước; trẻ em bị tai nạn giao thông, bị ngộ độc thc ăn, điện giật chỉ vì sự thiếu quan sát của cha mẹ, người trông giữ trẻ;

- Nhiều trẻ em không biết bơi, không được học bơi, không có kỹ năng ứng phó khi có nguy cơ bị đuối nước, nhưng rất nhiu trẻ em thường hay chơi đùa gn sông, suối, ao, hồ. Các bậc phụ huynh cũng không dạy bơi hoặc không cho các em đi học bơi vì không có điều kiện;

- Môi trường sống xung quanh trẻ em còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn dễ xảy ra tai nạn thương tích trẻ em. Do hệ thng ao, hồ sông suối nhiều, cho đến nay chưa có các hoạt động để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn thương tích trong môi trường sống;

Những yếu ttrên là một trong nhng nguyên nhân của những vụ tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng làm mất đi cuộc sống của nhiu trẻ em.

2. Tồn ti, hn chế:

- Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cộng đng, người dân chưa thực sự quan tâm tới công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Cán bộ cấp cơ sở thiếu kiến thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em;

- Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể trong việc ngăn ngừa phòng chng tai nạn thương tích trẻ em;

- Công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhà trường, gia đình và cộng đồng về phòng chống tai nạn thương tích còn nhiều hạn chế, thiếu tài liệu, kinh phí...;

- Mạng lưới cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em vừa thiếu, không ổn định thường xuyên thay đi, nên việc cập nhật thu thập thông tin báo cáo về tình hình tai nạn thương tích trẻ em không được thường xuyên, kịp thời; chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhóm trẻ em bị tai nạn thương tích;

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2014 - 2015

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Từng bước hạn chế tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn thương tích gây ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị đuối nước. Tập trung vào những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn, thương tích đối với trẻ em như tại gia đình, trường học và nơi công cộng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2015:

- Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích 928/100.000 trẻ em năm 2013 xuống còn 649/100.000 trẻ em vào năm 2015;

[...]