Kế hoạch 694/KH-UBND-NC năm 2012 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu | 694/KH-UBND-NC |
Ngày ban hành | 27/11/2012 |
Ngày có hiệu lực | 27/11/2012 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Nguyễn Xuân Đường |
Lĩnh vực | Trách nhiệm hình sự |
UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 694/KH-UBND-NC |
Nghệ An, ngày 27 tháng 11 năm 2012 |
Thực hiện Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 – 2015, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện như sau:
1. Mục tiêu chung
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm. Giữ vững kỷ cương pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, tôn trọng pháp luật của các cấp, các ngành và trong cộng đồng dân cư, trong cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, nhà trường, gia đình và toàn xã hội trong giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp, truy quét các loại tội phạm, tập trung ở các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, phức tạp.
- Kiềm chế và làm giảm sự gia tăng của tội phạm, nhất là tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm mới, không để tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống, tạo môi trường lành mạnh, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra, khám phá, xử lý tội phạm nhất là các loại tội phạm nguy hiểm gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Phấn đấu hàng năm đạt tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án trên 75%, các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90%.
- Kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm có tổ chức; tội phạm xuyên quốc gia, có yếu tố nước ngoài; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm về ma túy, tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Không để hình thành các băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”. Từng bước kiềm chế và hàng năm làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tội xâm hại trẻ em và tội phạm do người chưa thành niên gây ra.
Năm 2013 và những năm tiếp theo chủ động phòng ngừa và tập trung đấu tranh làm giảm các loại tội phạm đang nổi lên, diễn biến phức tạp như giết người, cố ý gây thương tích do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, tội phạm liên quan đến hoạt động đòi nợ thuê, tín dụng đen, mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm tham nhũng, chống người thi hành công vụ...
- Chủ động phòng ngừa, điều tra, xử lý các loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ án kinh tế, không để thất thoát tài sản lớn. Hạn chế phát sinh các đối tượng truy nã mới, hàng năm truy bắt, vận động trên 50% số đối tượng truy nã. Tập trung chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự, đến năm 2015 giải quyết cơ bản tụ điểm phức tạp về tội phạm hình sự.
- Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhằm huy động sự tham gia tích cực của toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm. Hàng năm, giảm từ 3% đến 5% tỷ lệ tái phạm tội trong số phạm nhân được đặc xá, mãn hạn tù; ít nhất 70% số đối tượng vi phạm pháp luật hình sự sau khi ra tù được bảo lãnh, giúp đỡ, cảm hóa, giáo dục tiến bộ tại cộng đồng dân cư. Xã hội hóa công tác đào tạo, dạy nghề cho phạm nhân, phấn đấu đến năm 2015 có 100% phạm nhân trong độ tuổi lao động được dạy nghề trong các trại giam.
3. Yêu cầu
- Phải xác định rõ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Tăng cường công tác thu thập, trao đổi thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình khởi tố, bắt giữ, xử lý tội phạm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng ngừa, điều tra xử lý tội phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; đảm bảo công tác thống kê tội phạm, vi phạm pháp luật đầy đủ, tập trung, thống nhất.
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp; xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, lãnh đạo cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn để tình hình tội phạm phức tạp và gia tăng trên địa bàn quản lý. Đồng thời, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện của các cơ quan, tổ chức, địa phương.
2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, kịp thời phát hiện, khắc phục những tồn tại, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước của các ngành chức năng, chính quyền các địa phương và nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật.
3. Tổ chức tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng vùng miền, từng đối tượng và phong tục tập quán từng địa phương; kết hợp giữa tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm đến từng người dân, từng hộ gia đình nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và quyền lợi của người dân khi tham gia phòng, chống tội phạm.
4. Chủ động nắm tình hình, tổ chức đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm nhất là tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm mới, không để tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm nhất là với các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay, Hủa Phăn của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
5. Tăng mức đầu tư ngân sách, đồng thời tích cực tranh thủ các nguồn viện trợ khác bảo đảm đủ kinh phí cho công tác phòng chống tội phạm. Thành lập Quỹ phòng chống tội phạm tỉnh Nghệ An.
6. Ưu tiên chế độ, chính sách đối với các cán bộ làm công tác chuyên trách, bán chuyên trách và những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia công tác phòng, chống tội phạm, nhất là cấp xã, phường, thị trấn; chế độ hỗ trợ cho gia đình có thân nhân (thân nhân những người hy sinh, bị thương, ốm đau (gồm vợ, chồng, cha, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hợp pháp và người có công nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật) do trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
7. Kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp phù hợp với giai đoạn 2012 - 2015 theo hướng phát huy vai trò điều hành, chỉ đạo và quản lý các hoạt động phòng, chống tội phạm một cách thống nhất, đồng bộ và hiệu quả từ cấp tỉnh đến cơ sở.
- Nâng cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các cấp về chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ở địa phương. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn thể từ cấp tỉnh đến cơ sở trong công tác phòng, chống tội phạm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, mại dâm.
- Bố trí đủ lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ở cấp tỉnh, cấp huyện và các xã, phường, thị trấn trọng điểm về an ninh, trật tự.