Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2021 chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 69/KH-UBND
Ngày ban hành 06/08/2021
Ngày có hiệu lực 06/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Trà Vinh
Người ký Lê Thanh Bình
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/KH-UBND

Trà Vinh, ngày 06 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI GẮN VỚI LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 78/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi nhanh từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, trong đó hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp khó khăn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và huy động nguồn lực đầu tư, đổi mới kỹ thuật và công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người sản xuất.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt khoảng 3%/năm; cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành: Trồng trọt, chăn nuôi chiếm 58,79%, thủy sản chiếm 40,23%, lâm nghiệp chiếm khoảng 1%; tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân 5 - 6%/năm, cụ thể:

- Nâng giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt đạt 145 triệu đồng/ha; duy trì mức tăng trưởng ngành trồng trọt trên 2,5%/năm; tống diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 259,75 ngàn ha, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn (trong đó lúa 1,17 triệu tấn) và sản lượng cây lâu năm đạt khoảng 647 ngàn tấn (cây ăn trái 296 ngàn tấn, cây dừa 351 ngàn tấn).

- Thúc đẩy phát triển chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng trên 5%/năm; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung đạt khoảng 20%; tổng sản lượng thịt hơi đạt khoảng 100 ngàn tấn.

- Nâng giá trị sản xuất bình quân mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 380 triệu đồng/ha; mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản bình quân từ 5%/năm trở lên; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 58 ngàn ha trở lên, sản lượng 298,53 ngàn tấn (nuôi trồng 199,74 ngàn tấn, khai thác 98,79 ngàn tấn).

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt từ 30% trở lên; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt đạt từ 15 - 20%; tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 10%; tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 10%/năm; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt từ 3 - 5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn khoảng 35%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt từ 50 - 60%; trên 80% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu cấp, thoát nước hiện đại, thân thiện môi trường đạt khoảng 20%; tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch trên 90%; tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt khoảng 20%.

Xây dựng được 105 mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các ngành hàng nông sản chủ lực như: Lúa gạo, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác (bắp, rau ăn lá, rau ăn củ - quả, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa, cây kiểng), cây ăn trái, cây dừa, chăn nuôi, thủy sản... với tổng diện tích là 11.790 ha và 6.200 - 7.100 con vật nuôi tham gia theo các hình thức liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn để củng cố, phát triển hợp tác xã theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao.

b) Đến năm 2030

Duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 3%/năm, cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành: Trồng trọt, chăn nuôi chiếm 54%, thủy sản chiếm 45%, lâm nghiệp chiếm khoảng 1%; tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân 5%/năm, cụ thể:

- Nâng giá trị sản xuất bình quân đất trồng trọt đạt 160 triệu đồng/ha; tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ngành trồng trọt trên 2,5%/năm; tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 260,4 ngàn ha, sản lượng đạt 2,94 triệu tấn (trong đó lúa 1,18 triệu tấn) và sản lượng cây lâu năm đạt khoảng 705 ngàn tấn (cây ăn trái 330 ngàn tấn, cây dừa 375 ngàn tấn).

- Thúc đẩy phát triển chăn nuôi đạt tốc độ tăng trưởng trên 3%/năm; khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung đạt khoảng 30%; tổng sản lượng thịt hơi đạt khoảng 120 ngàn tấn.

- Nâng giá trị sản xuất bình quân mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 450 triệu đồng/ha; Đưa mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thủy sản bình quân từ 4%/năm trở lên; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt từ 60 ngàn ha trở lên, sản lượng 390 ngàn tấn (nuôi trồng 265,5 ngàn tấn, khai thác 124,5 ngàn tấn).

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt từ 30% trở lên; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt đạt từ 25 - 30%; tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 20%; tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 10%/năm; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt từ 7 - 10% tông diện tích nhóm đất nông nghiệp.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn khoảng 30%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 70%; trên 90% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020.

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được tưới tiêu hiện đại, thân thiện môi trường đạt từ 30 - 35%; tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch trên 95%; tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đạt khoảng 30%.

Xây dựng được 160 mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp cho các ngành hàng nông sản chủ lực như: Lúa gạo, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây hàng năm khác (bắp, rau ăn lá, rau ăn củ - quả, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa, cây kiểng), cây ăn trái, cây dừa, chăn nuôi, thủy sản... với tổng diện tích là 19.820 ha và 12.400 con vật nuôi tham gia theo các hình thức liên kết với doanh nghiệp, tập đoàn để củng cố, phát triển hợp tác xã theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Lĩnh vực trồng trọt

Phấn đấu đến năm 2025 và năm 2030 tốc độ tăng giá trị sản xuất trên 2,5%/năm, chiếm từ 68 - 72% trong giá trị sản xuất nông nghiệp; đến năm 2025 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 259,75 ngàn ha, sản lượng đạt 2,73 triệu tấn (trong đó lúa 1,17 triệu tấn) và diện tích cây lâu năm 44,2 ngàn ha, sản lượng đạt khoảng 647 ngàn tấn (cây ăn trái 296 ngàn tấn, cây dừa 351 ngàn tấn) và đến năm 2030 tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt khoảng 260,4 ngàn ha, sản lượng đạt 2,94 triệu tấn (trong đó lúa 1,18 triệu tấn) và diện tích cây lâu năm 47 ngàn ha, sản lượng đạt khoảng 705 ngàn tấn (cây ăn trái 330 ngàn tấn, cây dừa 375 ngàn tấn).

[...]