Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 686/KH-UBND năm 2016 hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2017

Số hiệu 686/KH-UBND
Ngày ban hành 22/12/2016
Ngày có hiệu lực 22/12/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Vương Bình Thạnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 686/KH-UBND

An Giang, ngày 22 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG NĂM 2017

Căn cứ Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp tục triển khai, củng cố một số biện pháp chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2016;

Căn cứ Kế hoạch số 403/KH-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể Hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Trên cơ sở kết quả hoạt động đối với ngoại năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra Kế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2017, như sau:

I. MỤC TIÊU ĐỐI NGOẠI

Tiếp tục duy trì và phát huy tốt hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực: chính trị, quốc phòng, an ninh, quản lý biên giới, đối ngoại nhân dân,... nhằm giữ vững đường biên giới hòa bình, ổn định.

Đẩy mạnh lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế theo nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo Hội nhập Quốc tế tỉnh và Kế hoạch số 403/KH-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể Hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những chương trình và các hoạt động cụ thể, mang tính khả thi cao nhằm tạo chuyển biến căn bản trong hoạt động kinh tế đối ngoại của địa phương, mang lại những lợi ích thiết thực và trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kiện toàn công tác ngoại giao kinh tế trên địa bàn tỉnh và hình thành các chương trình cụ thể để đưa lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, thương mại từng bước lên thành ngành mũi nhọn theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 của Tỉnh ủy.

II. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2017

1. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đối ngoại, quản lý đoàn ra, đoàn vào.

Ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Bộ Chính trị khóa XI về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại.

Tăng cường công tác quản lý đoàn ra, đoàn vào theo Chỉ thị số 38/CT-BCT Bộ Chính trị ngày 21 tháng 07 năm 2014, trong đó quản lý chặt đoàn ra về số lượt, số lượng và chất lượng của các đoàn công tác theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan cấp trên.

Tăng cường đơn giản hóa thủ tục hành chính thông qua việc đẩy mạnh triển khai quản lý hoạt động đoàn ra, đoàn vào theo cấp độ 3 và báo cáo đầy đủ, kịp thời các hoạt động đoàn ra, đoàn vào, các đoàn phóng viên báo chí. Chấn chỉnh việc đi công tác nước ngoài không gửi báo cáo kết quả sau chuyến đi về cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Ngoại vụ.

Duy trì tốt công tác bảo hộ công dân trên địa bàn tỉnh, căn cứ vào các chương trình của các cơ quan cấp trên tiến hành các công tác liên quan đến bảo hộ công dân trong phạm vi thẩm quyền và nguồn lực của địa phương.

2. Chính trị, an ninh, quốc phòng, quản lý biên giới

Tiếp tục thực hiện công tác phân giới cắm mốc giữa tỉnh An Giang và hai tỉnh Kandal và Takeo.

Duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh giáp biên của Campuchia, giữ vững đường biên giới hòa bình, ổn định, đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến biên giới góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.

Triển khai chương trình hợp tác giữa tỉnh An Giang với các tỉnh kết nghĩa Campuchia, Lào năm 2017 theo nội dung Kế hoạch số 611/KH-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Hội nhập kinh tế quốc tế

Tiến hành xây dựng các kế hoạch hợp tác với từng đối tác đã có mối quan hệ với tỉnh dựa trên phương châm: lấy hợp tác kinh tế làm trung tâm. Trước mắt tập trung rà soát và đẩy mạnh khai thác các mối quan hệ sẵn có với các đối tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Israel, Đài Loan, Hoa Kỳ, Úc phục vụ cho những lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh là nông nghiệp và du lịch.

Nghiên cứu lại việc khai thác nguồn lực liên quan đến logistics trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác tối đa vị trí cửa ngỏ của tỉnh trong việc thông thương với Campuchia và các nước ASEAN lục địa.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trên cơ sở tiếp tục đổi mới hình thức xúc tiến, trong đó tập trung vào việc xúc tiến đầu tư và du lịch: bên cạnh những thị trường truyền thống cần nghiên cứu và tìm các thị trường mới cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Định hướng lại việc thu hút ODA và FDI, theo đó xem xét định hướng việc vận động ODA nhằm khai thác một cách có hiệu quả, tập trung nâng dần số lượng và chú trọng chất lượng nguồn vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh.

Duy trì mối quan hệ hợp tác với các cơ quan lãnh sự, cơ quan ngoại giao của các nước có mối quan hệ chặt chẽ với tỉnh An Giang như: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Hoa Kỳ, Ý, Hà Lan, Israel và các cơ quan hợp tác quốc tế như JICA, KOICA thông qua việc duy trì và mở rộng nhiều loại hình hoạt động hợp tác đa dạng, thiết thực theo phương châm: bình đẳng, cùng có lợi.

4. Công tác thông tin đối ngoại

Tăng cường công tác thông tin đối ngoại. Trong đó, tập trung vào việc thông tin thị trường, thông tin về các rào cản kỹ thuật, chính sách thương mại của các nước và các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết với những hình thức cụ thể như: mở ít nhất 02 lớp về phổ biến kiến thức pháp luật, kinh nghiệm hợp tác quốc tế; nghiên cứu xuất bản bản tin, chuyên mục thị trường, hội nhập quốc tế trên các phương tiện truyền thông của tỉnh.

[...]