Kế hoạch 6848/KH-UBND triển khai Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027“ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022

Số hiệu 6848/KH-UBND
Ngày ban hành 26/07/2022
Ngày có hiệu lực 26/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Tấn Tuân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6848/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 26 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH CÓ TÁC ĐỘNG LỚN ĐẾN XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2022 - 2027“ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2022

Thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” (sau đây gọi là Đề án); xét Công văn số 580/STP-PBGDPL ngày 12/5/2022 của Sở Tư pháp, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu, yêu cầu chung

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân trong thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Tổ chức truyền thông các chính sách có tác động lớn đến xã hội, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, có ý kiến khác nhau trong quá trình đề xuất chính sách và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thông qua các kênh thông tin, báo chí rộng rãi, tương tác đa chiều giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; tạo đồng thuận xã hội đối với những chính sách, quy định pháp luật cần phải được ban hành hoặc điều chỉnh để đáp ứng đầy đủ, kịp thời và thực chất theo yêu cầu của thực tiễn cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng chính sách, thể chế, tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cũng như ý thức tôn trọng, tuân theo pháp luật của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

2. Mục tiêu, yêu cầu cụ thể

- Trong năm 2022, hoàn thành việc quán triệt, hướng dẫn, tập huấn, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên phạm vi toàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan.

- Phấn đấu 100% chính sách thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh Khánh Hòa và 70% chính sách có tác động lớn đến xã hội do cơ quan Trung ương chủ trì soạn thảo thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án được tổ chức truyền thông từ khi ly ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến khi thông qua, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

II. PHẠM VI TRUYỀN THÔNG

1. Truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là dự thảo chính sách)

Các cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nhằm cung cấp thông tin rộng rãi về nội dung của dự thảo chính sách bằng các hình thức phù hợp, đúng quy định của pháp luật đến đối tượng chịu sự tác động và toàn xã hội trên cơ sở tương tác, thông tin đa chiều; công khai, minh bạch nội dung tiếp thu, giải trình, dự kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm bám sát mục tiêu của Đề án.

2. Hoạt động truyền thông chính sách áp dụng đối với các dự thảo chính sách có đủ các tiêu chí quy định tại Mục 2 Phần III của Đề án

- Các chính sách được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trước khi tiến hành soạn thảo, trừ các nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

- Được xác định là những vấn đề khó, nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo chính sách.

- Chính sách có tác động trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Thời điểm truyền thông dự thảo chính sách

Thực hiện ngay từ khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

4. Thực hiện truyền thông các dự thảo chính sách khác (ngoài các dự thảo chính sách được quy định tại Mục 2 Phần III của Đề án)

Các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật căn cứ nội dung dự thảo chính sách hoặc dự thảo quy định, yêu cầu và điều kiện thực tiễn, chủ động thực hiện việc truyền thông các chính sách do cơ quan mình tham mưu xây dựng hoặc trực tiếp ban hành.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác truyền thông dự thảo chính sách

- Nội dung thực hiện: Quán triệt, chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân, tổ chức, doanh nghiệp; phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong vận động, khuyến khích Nhân dân quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến đối với dự thảo chính sách.

- Cơ quan chủ trì: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là cấp huyện).

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Hội Luật gia tỉnh; Đoàn Luật sư tỉnh; các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Sản phẩm: Các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, các hình thức phù hợp khác được tổ chức; báo cáo kết quả.

[...]