ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 67/KH-UBND
|
Sơn La,
ngày 04 tháng 03 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO
DTTS&MN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2024
Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Sau đây gọi
là Chương trình). Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số
16/TTr-BDT ngày 27/02/2024 và ý kiến tán thành các thành viên UBND tỉnh tại
phiên họp thứ 32 - UBND tỉnh Khoá XV, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh năm 2024 như sau:
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
1. Nghị quyết số
111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Quyết định số
1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
3. Quyết định số
861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã
khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn
2021 - 2025; Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù
giai đoạn 2021 - 2025.
4. Quyết định số
04/2023/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về mức hỗ trợ và cơ chế
hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu
dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I:
từ năm 2021 đến năm 2025.
5. Quyết định
1600/QĐ-TTg ngày 10/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách
nhà nước năm 2024; Quyết định 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 của Thủ tướng Chính
phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm
2024.
6. Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực
hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày
26/01/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Nghị định số
38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 27/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ
chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
7. Quyết định
612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt
thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025; Thông tư
số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số
dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm
2021 đến năm 2025.
8. Thông tư số
55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;
9. Quyết định số
12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn,
công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào
dân tộc thiểu số; Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính
phủ.
10. Nghị quyết số
16-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định
hướng đến năm 2030.
11. Nghị quyết số
33/2022/NQ-HĐND ngày 29/6/2022 của HĐND tỉnh Sơn La Ban hành nguyên tắc, tiêu
chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa
phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ
năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
12. Quyết định số
1336/QĐ-UBND ngày 01/07/2022 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao kế hoạch vốn đầu
tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia; Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 27/10/2022 của
UBND tỉnh Sơn La thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn
2021- 2025; Quyết định số 600/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh Sơn La về việc
điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 thực
hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số
1002/QĐ-UBND ngày 09/06/2023 của UBND tỉnh Sơn La về việc điều chỉnh, giao chi
tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện các Chương
trình mục tiêu quốc gia.
13. Quyết định số
2328/QĐ-UBND ngày 09/11/2023 của UBND tỉnh Sơn La về giao nhiệm vụ cho các sở,
ban, ngành chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh
Sơn La.
14. Quyết định số
2689/QĐ-UBND ngày 11/12/2023 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao dự toán thu, chi
ngân sách nhà nước năm 2024; Quyết định số 2693/QĐ-UBND ngày 11/12/2023 của
UBND tỉnh Sơn La về kế hoạch vốn đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu: Tranh thủ, sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn được giao cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh; từng bước giảm số xã, bản có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định
đời sống của đồng bào các dân tộc; hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền
vững. Tập trung thực hiện quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư; xây dựng hệ thống hạ
tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế,
văn hóa; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với xóa bỏ
phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết
đối với phụ nữ và trẻ em; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số có đủ về cơ cấu, phẩm chất, năng lực
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc;
bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; củng
cố, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
2. Nhiệm vụ năm 2024
(1) Giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào
dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh 3%; giảm tỷ lệ hộ nghèo của các huyện nghèo
từ 4-5%.
(2) Tiếp tục giải quyết tình trạng thiếu
đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Trong đó, năm 2024 thực hiện hỗ nhà
ở 150 hộ; trợ đất ở 372 hộ; hỗ trợ đất sản xuất 36 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề
2.660 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 4.964 hộ, nước sinh hoạt tập trung
trên địa bàn 12 huyện, thành phố.
(3) Tiếp tục thực hiện quy hoạch, sắp
xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết: Thực hiện bố trí, sắp xếp ổn
định dân cư vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hộ dân tộc thiểu số còn du
canh, du cư tại 17 điểm định canh định cư tập trung (tiếp tục hoàn
thiện 05 điểm định canh định cư theo Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của
Thủ tướng Chính phủ; đầu tư mới 12 điểm định canh định cư tập trung) cho khoảng
956 hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 8 huyện.
(4) Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp,
phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi
giá trị:
- Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp
bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư bản, hộ
gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người kinh nghèo đang sinh sống
ổn định tại các xã khu vực II, III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi.
- Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dược
liệu quý tại huyện
Vân Hồ. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; thúc đẩy khởi sự kinh
doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn các xã, bản ĐBKK vùng đồng
bào dân tộc thiểu số.
(5) Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục
vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa
bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã ATK và các bản ĐBKK thuộc xã khu vực I, II; Đầu
tư các công trình đường giao thông liên xã chưa được cứng hoá; Các công trình
chợ và công trình trạm y tế duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã,
bản đặc biệt khó khăn.
(6) Phát triển giáo dục đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển
các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường
phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc
thiểu số: Đầu tư, nâng cấp 12 trường nội trú trên địa bàn các huyện, thành phố;
02 trường THPT và 04 trường THCS có học sinh bán trú trên địa bàn 06 xã khu vực
III.
- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc trên địa bàn 202 xã vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng
và cán bộ các cấp triển khai Chương trình ở 202 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc
thiểu số theo chuyên đề khung đào tạo của Trung ương và chuyên đề theo đặc thù
của địa phương.
- Xây dựng bộ tài liệu (Chuyên đề đặc
thù của địa phương) đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ triển khai
Chương trình các cấp thuộc Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Phát triển giáo dục nghề nghiệp và
giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho
khoảng 9.031 lao động trên các xã, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
(7) Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch:
- Hỗ trợ 09 nghệ nhân, nghệ nhân ưu tú
người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn
hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận. Tổ chức 06 lớp tập
huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa
phi vật thể: 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 02 lớp
tập huấn truyền dạy văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số; 02 lớp bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ du lịch. Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy
văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một (Nghiên cứu, bảo tồn
môn thể thao dân tộc Tu lu và bắn nỏ). Xây dựng mô hình đời sống văn hóa
dân tộc Thái huyện Yên Châu; Xây dựng nội dung, xuất bản sách ảnh giới thiệu
các mô hình, gương điển hình tiên tiến...).
- Chống xuống cấp 01 di tích lịch sử
Đèo Pha Đin, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu; Tu bổ, tôn tạo tổng thể 02 di tích
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp
Mường Và, bản Mường Và, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp; Di tích lịch sử cách mạng Việt nam -
Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.
- Chương trình tuyên truyền, quảng bá
rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu
số; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây
dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi.
- Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các
địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch (Lễ hội Nàng
Han của người Thái, xã Mường Trai, huyện Mường La; Lễ hội Hoa Ban của người
Thái, xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ; Lễ hội Cầu mùa của người Mông, xã Suối Bau,
huyện Phù Yên; Lễ hội cầu mùa của người Dao tại huyện Mộc Châu).
- Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn
hóa dân gian tại các bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di
dân tái định cư; Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các bản
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các huyện, thành phố; Tổ chức hoạt
động thi đấu thể thao truyền thống tại huyện Mai Sơn và Yên Châu; Tiếp tục hỗ
trợ đầu tư bảo tồn làng, bản truyền thống tiêu biểu của các dân tộc thiểu số
(dân tộc mông, bản Tà số, xã Chiềng hắc, huyện Mộc Châu). Hỗ trợ đầu tư xây dựng
thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi.
(8) Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng
cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em: Cải thiện sức khỏe của người dân tộc thiểu số và miền núi người dân cả về
thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ; tăng cường công tác y tế cơ sở để đồng
bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; Tiếp
tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi.
(9) Thực hiện chính sách bình đẳng giới
và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn các
xã đặc biệt khó khăn, ATK và các bản đặc biệt khó khăn thuộc
xã khu vực I, II, với các nội dung:
- Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp
nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình
và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết
cho phụ nữ và trẻ em.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình
thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy
bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
- Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực
chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng
đồng, giám sát và phản biện, hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống
chính trị.
- Trang bị kiến thức về bình đẳng giới,
kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng,
trưởng bản và người có uy tín trong cộng đồng.
(10) Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất
ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn
- Đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn bản
có đông đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù (Dân tộc La Ha) tại bàn 03 huyện:
Quỳnh Nhai; Thuận Châu; Mường La và hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho
các hộ dân tộc La Ha thuộc các xã, bản ĐBKK.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất đối với hộ
nghèo dân tộc còn gặp nhiều khó khăn trên địa bàn 11 huyện đã được phê duyệt
theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện chính sách tuyên truyền vận
động giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn 202
xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(11) Truyền thông, tuyên truyền, vận động
trong vùng đồng bào DTTS&MN; Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực
hiện Chương trình
- Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên
tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ
giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số; Truyền thông
phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể trên địa bàn các huyện
thành phố.
- Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN trên địa
bàn xã, bản đặc biệt khó khăn; Kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn
tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn triển khai thực hiện trên địa bàn
các huyện, thành phố.
III. NGUỒN VỐN THỰC
HIỆN
Tổng kế hoạch vốn thực hiện 10 dự án
thành phần thuộc Chương trình là 2.110.423 triệu đồng. Trong đó:
1. Vốn ngân sách Trung ương: 1.485.729
triệu đồng, gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 872.299 triệu
đồng.
- Vốn sự nghiệp: 613.430 triệu đồng.
2. Vốn ngân sách địa phương: 74.286 triệu
đồng, gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 43.615 triệu
đồng.
- Vốn sự nghiệp: 30.672 triệu đồng.
3. Vốn vay: 531.877 triệu đồng.
4. Vốn khác: 18.531 triệu đồng.
(Có Phụ lục tổng
hợp kèm theo)
IV. NỘI DUNG, KẾ HOẠCH
VỐN CÁC DỰ ÁN
1. Dự án 1: Giải quyết tình trạng
thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Tổng kế hoạch vốn: 443.324
triệu đồng. Trong đó:
a) Vốn trung ương: 132.904 triệu đồng (Đầu
tư: 76.845 triệu đồng; Sự nghiệp: 56.059 triệu đồng).
b) Vốn địa phương (vốn đầu tư):
8.080 triệu đồng.
c) Vốn vay: 300.690 triệu đồng.
d) Vốn khác: 1.650 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 01 và các Phụ
lục 1.1
- 1.6 kèm theo)
2. Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp,
bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Tổng kế hoạch vốn: 50.371 triệu đồng
(vốn trung ương). Trong đó:
a) Vốn đầu tư phát triển: 50.065 triệu
đồng.
b) Vốn sự nghiệp: 306 triệu đồng
(Chi tiết tại
Phụ lục số 02 kèm theo)
3. Dự án 3: Phát triển sản xuất
nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất
hàng hóa theo chuỗi giá trị; Tổng kế hoạch vốn: 527.124 triệu đồng. Trong đó:
a) Vốn trung ương: 279.056 triệu đồng,
gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 9.606 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 269.450 triệu đồng.
b) Vốn vay: 231.178 triệu đồng.
c) Vốn huy động khác: 16.881 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 03 và các Phụ lục 3.1; 3.2 kèm theo)
4. Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi; Tổng kế hoạch vốn: 605.779 triệu đồng. Trong đó:
a) Vốn trung ương: 545.459 triệu đồng,
gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 496.578 triệu
đồng.
- Vốn sự nghiệp: 48.881 triệu đồng.
b) Vốn địa phương đầu tư phát triển:
60.320 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 04 và các Phụ lục 4.1- 4.5 kèm theo)
5. Dự án 5: Phát triển giáo dục
đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tổng vốn: 218.655 triệu. Trong đó:
a) Vốn trung ương: 211.947 triệu đồng,
gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 86.950 triệu
đồng.
- Vốn sự nghiệp: 124.997 triệu đồng.
b) Vốn địa phương sự nghiệp: 6.708 triệu
đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 05 và các Phụ
lục 5.1- 5.4a kèm theo)
6. Dự án 6: Bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển
du lịch. Tổng kế hoạch vốn: 31.054 triệu đồng (vốn Trung ương), gồm:
a) Vốn đầu tư phát triển: 13.722 triệu
đồng.
b) Vốn sự nghiệp: 17.782 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ
lục số 06 kèm theo)
7. Dự án 7: Chăm sóc sức khỏe
nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy
dinh dưỡng trẻ em. Tổng kế hoạch vốn sự nghiệp (vốn Trung ương): 18.834 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 07 kèm theo)
8. Dự án 8: Thực hiện bình đẳng
giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Tổng kế hoạch
vốn sự nghiệp (vốn Trung ương): 42.123 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 08 và Phụ lục
số 8.1 kèm
theo)
9. Dự án 9: Đầu tư phát triển
nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Tổng kế hoạch vốn
(vốn Trung ương): 125.474 triệu đồng. Trong đó:
a) Vốn đầu tư: 116.513 triệu đồng;
b) Vốn sự nghiệp: 8.961 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 09 và các Phụ
lục 9.1; 9.2 kèm theo)
10. Dự án 10: Truyền thông, tuyên
truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra,
giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình. Tổng kế hoạch vốn:
48.537 triệu đồng. Trong đó:
a) Vốn trung ương: 48.058 triệu đồng,
gồm:
- Vốn đầu tư phát triển: 22.020 triệu
đồng.
- Vốn sự nghiệp: 26.038 triệu đồng.
b) Vốn địa phương: 479 triệu đồng.
(Chi tiết tại
Phụ lục số 10 và các Phụ lục 10.1; 10.2; 10.3 kèm theo)
V. PHƯƠNG THỨC, GIẢI
PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
1. Vốn ngân sách trung
ương năm 2024: Đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1600/QĐ-TTg ngày
10/12/2023 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; Quyết định 1603/QĐ-TTg
ngày 11/12/2023 về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024.
2. Vốn đối ứng ngân
sách địa phương: Trên cơ sở số vốn trung ương giao, từng cấp (tỉnh, huyện) sẽ bố
trí vốn theo phân cấp quản lý (Cấp tỉnh bố trí vốn đối ứng giao cho tỉnh, huyện
bố trí vốn giao cho huyện theo tỷ lệ); Nguồn vốn đầu tư đối ứng từ ngân sách địa
phương 43.615 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp đối ứng từ ngân sách địa phương
30.672 triệu đồng đã được giao tại Quyết định số 2689/QĐ-UBND ngày 11/12/2023 của
UBND tỉnh Sơn La về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024.
3. Vốn tín dụng: Vốn tín dụng
chính sách căn cứ danh sách đối tượng thụ hưởng theo từng nội dung chính sách
được UBND huyện, thành phố phê duyệt, ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay
phối hợp chính quyền địa phương, các phòng, ban liên quan, tổ chức chính trị -
xã hội nhận ủy thác rà soát đối tượng đủ điều kiện được vay vốn tín dụng chính
sách và xây dựng kế hoạch nhu cầu nguồn vốn; căn cứ nguồn vốn của cá huyện,
thành phố xây dựng chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổng hợp trình
UBND tỉnh phê duyệt và gửi Ngân hàng Chính sách bổ sung nguồn vốn để cho vay kịp
thời và theo đúng quy định.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc tỉnh
- Là cơ quan thường trực Chương trình;
chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố hướng dẫn, đôn đốc và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo
quy định.
- Tổng hợp, đề xuất kế hoạch và dự kiến
phương án phân bổ, điều chỉnh vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương và vốn đối ứng
ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và năm 2024 gửi
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, thẩm định trình cấp có thẩm quyền
quyết định.
- Chủ trì tổng hợp, xây dựng, đề xuất
điều chỉnh cơ chế, chính sách trong thực hiện chương trình đảm bảo phù hợp quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đề xuất các giải pháp tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Chủ trì thực hiện một số nội dung
trong các dự án thành phần thuộc Chương trình được giao đảm bảo theo đúng quy định.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên
quan, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; báo cáo kết quả thực hiện
Chương trình trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Chịu trách nhiệm toàn diện về các kết
luận của các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
và các cơ quan pháp luật của Nhà nước về nội dung, số liệu trình UBND tỉnh phê
duyệt tại Kế hoạch này; đồng thời chủ động kiểm tra, rà soát nếu phát hiện sai
phạm báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết kịp thời.
2. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành
có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổng hợp, thẩm định, trình cấp có thẩm
quyền phương án phân bổ, điều chỉnh nguồn vốn đầu tư thực hiện Chương trình;
tham mưu cân đối, bố trí vốn đối ứng ngân sách cấp tỉnh năm 2024 giao chi tết
cho các dự án do cấp tỉnh đang thực hiện trình UBND tỉnh theo quy định.
- Tổng hợp chung phương án phân bổ, điều
chỉnh vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương và vốn đối ứng Ngân sách tỉnh thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và năm 2024 trình UBND tỉnh, HĐND tỉnh
quyết định.
- Tham mưu tăng cường hợp tác, huy động
các nguồn lực để đầu tư phát triển; tham mưu cơ chế, chính sách thu hút các
doanh nghiệp đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hướng dẫn triển khai thực hiện các dự
án của Chương trình theo quy định của ngành, lĩnh vực chuyên môn.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả
thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan quản lý Chương
trình. Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Căn cứ nguồn vốn ngân sách nhà nước
thực hiện Chương trình (Vốn sự nghiệp ngân sách trung ương, vốn sự nghiệp đối ứng
ngân sách địa phương theo phân cấp), và trên cơ sở đề xuất phương án
phân bổ, điều chỉnh (nếu có) của Ban Dân tộc tỉnh, tổng hợp, thẩm định, trình cấp
có thẩm quyền phương án phân bổ, điều chỉnh nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện
Chương trình bảo đảm theo đúng quy định.
- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các Sở,
ban, ngành rà soát, tổng hợp, thẩm định trình phân bổ nguồn vốn sự nghiệp ngân
sách trung ương, vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, chưa
phân bổ tại Quyết định số 2689/QĐ-UBND ngày 11/12/2023 của UBND tỉnh Sơn La phù
hợp với tình hình thực tiễn triển khai của địa phương, và bảo đảm nội dung, đối
tượng theo quy định của pháp luật, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng
dẫn Luật NSNN.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả
thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan quản lý Chương
trình. Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
trên địa bàn tỉnh.
4. Các Sở, ban,
ngành, các cơ quan đơn vị cấp tỉnh được giao kinh phí
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ được
giao tại Quyết định số 2328/QĐ-UBND ngày 09/11/2023 của UBND tỉnh về giao nhiệm vụ
cho các Sở, ban, ngành chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm
2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp
kết quả thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực ngành báo cáo cơ quan quản
lý Chương trình; Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương
trình trên địa bàn tỉnh.
- Đối với với những dự án, tiểu dự án,
nội dung mà văn bản hướng dẫn của trung ương quy định bắt buộc phải lập kế hoạch
chi tiết, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện thì căn cứ
dự toán kinh phí được UBND tỉnh giao, đơn vị cấp tỉnh được giao dự toán tham
mưu xây dựng dự thảo kế hoạch của UBND tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện
theo quy định. Đối với những dự án, tiểu dự án, nội dung mà trong văn bản của
trung ương không quy định phải lập kế hoạch chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt
thì các đơn vị cấp tỉnh được giao dự toán căn cứ quyết định giao dự toán kinh
phí từ đầu năm và quyết định giao vốn chi tiết theo nội dung của UBND tỉnh tự
xây dựng kế hoạch tổ chức
triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm khớp đúng dự toán được cấp có thẩm quyền giao và
bám sát kế hoạch tổng thể của UBND tỉnh;
- Chịu trách nhiệm toàn diện về các kết
luận của các cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
và các cơ quan pháp luật của Nhà nước về kết quả tổ chức triển khai thực hiện
các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao; đồng thời chủ động kiểm tra, rà soát nếu phát
hiện sai phạm báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết kịp thời.
5. Thực hiện cơ chế đặc
thù đối với Chương trình: Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 111/2024/QH15
ngày 18/1/2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia. Yêu cầu các Sở, ban, ngành của tỉnh nghiên cứu Nghị quyết của
Quốc hội để tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn kịp thời những nội dung công việc được giao tại Thông báo kết luận số
66/TB-VPUB ngày 20/2/2024 về Kết luận của đồng chí Hoàng Quốc Khánh - Phó Bí
thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu
Quốc gia tỉnh Sơn La giai đoạn 2021- 2025 tại cuộc họp Ban Chỉ đạo chiều ngày
19/02/2024.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh
- Phát huy vai trò, hiệu quả công tác phối
hợp với chính quyền các cấp trong tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các dự
án thuộc Chương trình. Tăng cường vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân tham
gia Chương trình.
- Tăng cường huy động nguồn lực từ cộng
đồng xã hội để thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực
hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả
thực hiện nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực báo cáo cơ quan quản lý Chương
trình. Phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch triển cụ thể và tổ
chức triển khai thực hiện Chương trình trong năm 2024 bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu
quả, đúng quy định.
- Trình HĐND cùng cấp bố trí vốn đối ứng
địa phương đảm bảo theo tỷ lệ quy định tại khoản 5, Điều 1 của Nghị quyết số
33/2022/NQ-HĐND ngày 29/6/2022 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương
trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh
Sơn La và Quyết định số 2689/QĐ-UBND ngày 11/12/2023 của UBND tỉnh Sơn La về việc
giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024.
- Căn cứ danh sách rà soát đối tượng thụ
hưởng theo từng nội dung chính sách của các phòng, ban liên quan tham mưu, xem
xét phê duyệt đối danh sách đối tượng thụ hưởng kịp thời để Ngân hàng chính
sách xã hội làm căn cứ cho vay; đồng thời tổ chức chỉ đạo và triển khai đầy đủ,
kịp thời có hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương
trình.
- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành Chương trình trên địa bàn; tập trung ưu tiên và lồng ghép các nguồn vốn
khác để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội
hóa trong thực hiện các chương trình. Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn
vốn đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, tránh thất thoát.
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc và
kiểm tra, giám sát trong thực hiện Chương trình tại cơ sở; Tổng hợp, báo cáo định
kỳ, đột xuất tình hình triển khai thực hiện về cơ quan quản lý Chương trình.
VII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN
BÁO CÁO
1. Báo cáo định kỳ: Trước
ngày 25/11/2024 các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố báo
cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình về UBND tỉnh (Thông qua Ban Dân tộc
tỉnh) tổng hợp, báo cáo theo quy định.
2. Báo cáo đột xuất:
Theo yêu cầu nhiệm vụ và chỉ đạo của Bộ, ngành trung ương và chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân tỉnh và cơ quan thường trực Chương trình.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024. Trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố, các đơn vị có liên quan kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo
(Báo gửi về Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, ngành có liên quan). Các đơn vị, UBND
các huyện, thành phố chủ trì triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này
chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về nội
dung, kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận:
-
Ủy ban Dân tộc (b/c);
-
TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
-
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
-
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
-
Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
-
Các Hội đoàn thể tỉnh;
-
Huyện ủy, Thành ủy - HĐND -
UBND các huyện, thành phố;
-
Văn phòng UBND tỉnh (LĐVP, CVCK);
-
Trung tâm Thông tin tỉnh;
-
Lưu: VT, TH.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Tráng
Thị Xuân
|