Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg về tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Số hiệu 63/KH-UBND
Ngày ban hành 13/04/2023
Ngày có hiệu lực 13/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Duy Hưng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 13 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 08/CT-TTG NGÀY 01 THÁNG 6 NĂM 2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường (sau đây gọi là Chỉ thị 08), Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 08 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ về công tác xây dựng văn hóa học đường; định hướng nội dung, giải pháp cụ thể tổ chức các hoạt động xây dựng văn hóa học đường trên địa bàn tỉnh.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng văn hóa học đường trong thời gian tới.

2. Yêu cầu

Tổ chức triển khai Kế hoạch sâu rộng, có hiệu quả, tiết kiệm, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị.

Lồng ghép triển khai gắn với các nghị quyết, chương trình, kế hoạch liên quan; các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội của địa phương.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về xây dựng văn hóa trong trường học, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khơi dậy khát vọng cống hiến, nâng cao sức khỏe học đường cho học sinh, sinh viên và xây dựng xã hội học tập, nhất là các chương trình, đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa, chỉ đạo thực hiện như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”1, Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030”2, Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025”, Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”3; Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030” và Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030”4.

2. Tăng cường quản lý, chỉ đạo của các sở, ban, ngành, địa phương trong công tác phối hợp với ngành Giáo dục, các cơ sở giáo dục, đào tạo trong công tác xây dựng văn hóa học đường; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

3. Phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa hiện có để phục vụ nhu cầu luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh của học sinh, sinh viên; huy động các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng văn hóa học đường, nhất là Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”.

4. Giáo dục, bồi dưỡng cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên về tình yêu quê hương đất nước; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương, đất nước; xây dựng, phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là giá trị của hát chèo, hát trống quân, ca trù,... Tăng cường thực hiện các giải pháp phối hợp có hiệu quả giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc giáo dục văn hóa ứng xử cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

5. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

6. Thực hiện rà soát, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể và bảo đảm yêu cầu phát triển giáo dục của từng địa phương. Bảo đảm các cơ sở giáo dục đạt chuẩn tối thiểu về cơ sở vật chất theo quy định. Trong đó, chú trọng công tác quy hoạch các phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng, các công trình vệ sinh, khu vui chơi, trồng cây xanh trong sân trường bảo đảm môi trường sư phạm thân thiện, an toàn.

7. Sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở, có phương án sử dụng chung các công trình văn hóa, thể thao trên cùng địa bàn; có chế độ ưu tiên cho người học khi vui chơi, tham quan tại các công trình thể thao, văn hóa, sân chơi; chú trọng tổ chức các hoạt động tìm hiểu, chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa, đền đài, nghĩa trang liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách.

8. Tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự xung quanh các trường học; thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm, phòng ngừa tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực học đường… đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục nếp sống văn hóa trong gia đình, trách nhiệm của ông bà, cha mẹ trong giáo dục đạo đức, lối sống cho con cháu.

9. Hằng năm, cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa học đường theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng địa phương. Thực hiện tốt công tác truyền thông và thông tin, báo cáo, kịp thời tham mưu đề xuất các giải pháp phù hợp.

10. Thực hiện Kế hoạch xây dựng văn hóa học đường gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới - Đô thị văn minh, xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu.

III. KINH PHÍ

Nguồn kinh phí chi cho các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch:

- Trích từ nguồn kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục, đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước;

- Nguồn thu của các cơ sở giáo dục, đào tạo;

- Huy động từ nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ