Kế hoạch 62/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 62/KH-UBND
Ngày ban hành 30/03/2021
Ngày có hiệu lực 30/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Lê Quang Tiến
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 645/QĐ-TTG NGÀY 15/5/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025; theo đề nghị của Sở Công Thương tại Văn bản số 364/SCT-QLTM&HNKTQT ngày 02/3/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

- Hỗ trợ, thúc đy ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; xây dựng thị trường thương mại điện tử có tính cạnh tranh cao, phát triển bền vững.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; từng bước thay đổi thói quen mua sắm, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa của tỉnh thông qua ứng dụng thương mại điện tử.

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 để thúc đẩy, phát triển thương mại điện tử của tỉnh Thái Nguyên.

2. Mc tiêu cthể

a) Về quy mô thị trường thương mại điện tử

- 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm.

- Doanh số thương mại điện tử (B2C) (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh.

b) Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử

- Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chiếm 80%.

- 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử.

- Xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử.

c) Về tương quan phát triển thương mại điện tử giữa khu vực thành thị và nông thôn

- Khu vực thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã PhYên chiếm 85% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2C của toàn tỉnh.

- 60% đơn vị cấp xã (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.

d) Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp

- 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến.

- 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử.

- 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

- Các HTX, hộ kinh doanh có các ứng dụng công nghệ tham gia vào hoạt động TMĐT phấn đấu đạt 50%.

đ) Về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử

- 50% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai đào tạo về thương mại điện tử.

- Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử (sau đây viết tắt là TMĐT) phấn đấu chỉ tiêu đạt 5.000 lượt.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ