Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 1344/KH-UBND năm 2020 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 1344/KH-UBND
Ngày ban hành 06/07/2020
Ngày có hiệu lực 06/07/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Giàng A Tính
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1344/KH-UBND

Lai Châu, ngày 06 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho cộng đồng.

2. Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể về phát triển thương mại điện tử phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương nhằm khẳng định vai trò quan trọng của phát triển thương mại điện tử trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho thị trường mua sắm trực tuyến, cũng như tạo thói quen tiêu dùng, mua sắm hiện đại của nhân dân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai các hoạt động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Về quy mô thị trường thương mại điện tử

a) 40% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 05 triệu đồng/người/năm.

b) Doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 10%/năm, đạt khoảng 400 tỷ VNĐ, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng toàn tỉnh.

2.2. Về hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho thương mại điện tử

- Thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, trong đó thanh toán thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian chiếm 60%.

- Chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chiếm 10% giá thành sản phẩm trong thương mại điện tử.

- 70% các giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử.

- Khai thác cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử.

2.3. Về tương quan phát triển thương mại điện tử giữa thành thị và nông thôn: 50% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.

2.4. Về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp

- 50% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến.

- 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm cả mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử.

- 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động.

- 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.

2.5. Về phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử: 500 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Triển khai, thực hiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh CMCN 4.0

Triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số, cụ thể:

[...]