Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án Truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2023-2028

Số hiệu 60/KH-UBND
Ngày ban hành 15/08/2023
Ngày có hiệu lực 15/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Nguyễn Thị Quyên Thanh
Lĩnh vực Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Vĩnh Long, ngày 15 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2023 - 2028

Thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông về quyền con người ở Việt Nam và Công văn số 5768/BTTTT-TTĐN, ngày 28/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Truyền thông về quyền con người ở Việt Nam (sau đây viết tắt là Đề án) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Hiểu biết một cách đúng đắn về quyền con người cũng như các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người là điều kiện tiên quyết để bảo vệ, thúc đẩy quyền con người một cách hiệu quả. Thông tin, truyền thông về quyền con người phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, với hình thức đa dạng để mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về quyền con người; đấu tranh, phê phán những quan điểm, luận điệu sai trái về quyền con người.

2. Công tác tuyên truyền về quyền con người là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, trước mắt và lâu dài. Kết quả tuyên truyền về quyền con người là một trong những tiêu chí khách quan đánh giá hiệu quả công tác quyền con người của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Công tác bảo đảm và thúc đẩy quyền con người đạt kết quả tốt là điều kiện quyết định để công tác truyền thông về quyền con người đạt hiệu quả tốt.

3. Truyền thông về quyền con người cần được triển khai trên cả 3 nội dung chính: Phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền con người; tuyên truyền về các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người; giải thích, làm rõ, phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc về tình hình quyền con người ở Việt Nam. Trong đó, ưu tiên khai thác hiệu quả thế mạnh của truyền thông trên các nền tảng số để cung cấp thông tin minh bạch đến người dân trong nước và quốc tế về các nỗ lực và thành tựu đảm bảo quyền con người của Nhà nước Việt Nam.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Truyền thông về quyền con người nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về các quyền con người; thông tin đầy đủ giúp người dân trong nước, đồng bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ về quan điểm, chủ trương, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người ở phạm vi trong nước, khu vực và trên thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2028

- 100% cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người theo quy định hiện hành để thông tin về tình hình và kết quả công tác quyền con người kịp thời và tương xứng với các nỗ lực và thành tựu đảm bảo quyền con người của các cơ quan chức năng nói riêng và cả nước nói chung.

- 100% cán bộ, công chức làm công tác liên quan đến quyền con người; 100% cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông; 100% nhân sự tham gia công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí được cập nhật thông tin tình hình công tác quyền con người ở Việt Nam, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.

- Tổ chức trưng bày hình ảnh, tài liệu lưu trữ về quyền con người ở Việt Nam bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài tại địa phương và một số nước thông qua hoạt động xúc tiến đầu tư (nếu có).

- Cung cấp, chuyển giao tài liệu về quyền con người; đa dạng hóa hình thức các sản phẩm truyền thông đại chúng, nâng tỉ trọng các sản phẩm truyền thông bằng tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài và sản phẩm truyền thông trên nền tảng số chiếm từ 15% đến 20% tổng số sản phẩm truyền thông về quyền con người.

- 100% nguồn dữ liệu và sản phẩm truyền thông của Đề án được số hóa, kết nối, sử dụng chung và phổ biến trên không gian mạng để lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn. Giảm thông tin sai lệch, tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng xuống còn dưới 10% tổng số thông tin về quyền con người; phát hiện, xử lý 90% tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng.

- Về đối ngoại: Chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt các khuyến nghị của quốc tế (đối với các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của tỉnh) về tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về quyền con người đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng truyền thông

- Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác liên quan đến quyền con người, truyền thông, thông tin đối ngoại, công tác vận động quần chúng cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng các tôn giáo, dân tộc, đặc biệt là giới trí thức, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, thanh niên, sinh viên, học sinh, người có uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng mạng.

- Các cơ quan báo chí, truyền thông thuộc tỉnh, thuộc các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.

- Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng người nước ngoài định cư ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh; các tổ chức phi chính phủ có uy tín trong lĩnh vực quyền con người, đặc biệt là các tổ chức có thiện cảm với Việt Nam.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

IV. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

1. Luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó, quan tâm tới 07 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên gồm: (1) Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị; (2) Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; (3) Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; (4) Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; (5) Công ước về Quyền Trẻ em; (6) Công ước về Quyền của Người khuyết tật; (7) Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo và thúc đẩy quyền con người.

2. Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; kết quả nội luật hóa và triển khai thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người, các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch gia nhập.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ