Kế hoạch 58/KH-UBND phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng năm 2024

Số hiệu 58/KH-UBND
Ngày ban hành 07/03/2024
Ngày có hiệu lực 07/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Trần Chí Cường
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2024

Thực hiện Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 02/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2024; theo đề xuất của Sở Y tế tại Tờ trình số 894/TTr-SYT ngày 01/3/2024, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố năm 2024, cụ thể như sau:

Phần 1

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2023

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

1. Trên thế giới

Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ người sang người, động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trong tháng 12/2023 thế giới ghi nhận gần 10.000 ca tử vong do COVID-19, số ca nhập viện tăng 42% so với tháng 11/2023; các biến thể mới của SARS-CoV-2 vẫn liên tục biến đổi, hiện JN.1 đã gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số quốc gia châu Âu cũng ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca nhiễm COVID-19 cùng với sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp khác như cúm mùa và vi rút hợp bào hô hấp (RSV). Bên cạnh cúm mùa và các nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, năm 2023 trên thế giới cũng ghi nhận các trường hợp mắc cúm động lực cao cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) và cúm gia cầm A(H9N2).

Mặc dù vậy, đây là năm có nhiều cột mốc và thách thức đối với y tế công cộng toàn cầu. Ngày 05/5/2023, sau hơn 03 năm xảy ra đại dịch, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế; đến hết năm 2023, thế giới ghi nhận trên 700 triệu trường hợp mắc và trên 6,9 triệu trường hợp tử vong. Năm 2023, WHO cũng tuyên bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (M-pox) không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu; đến hết năm 2023, thế giới ghi nhận trên hơn 92.000 trường hợp mắc M-pox, 171 trường hợp tử vong tại 116 quốc gia và vùng lãnh thổ.

2. Tại Việt Nam, khu vực miền Trung và thành phố Đà Nẵng

Theo thông tin từ Bộ Y tế và hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm, năm 2023 thành phố Đà Nẵng đã ghi nhận tình hình một số dịch bệnh truyền nhiễm so với toàn quốc và khu vực miền Trung[1] như sau:

Dịch bệnh

Ca mắc năm 2023

Số trường hợp tử vong năm 2023

Cả nước

Miền Trung

Đà Nẵng

Cả nước

Miền Trung

Đà Nẵng

Năm 2023

So với năm 2022

Năm 2023

So với năm 2022

COVID-19

99.000

2.362

2.771

Giảm 93 lần

20

2

0

Không đổi

Sốt xuất huyết

172.000

28.734

4.077

Giảm 67,6%

43

5

0

Không đổi

Tay chân miệng

181.000

15.797

1.375

Tăng 12,9%

31

6

0

Không đổi

Sởi

401

25

02

Tăng 02 ca

0

0

0

Không đổi

Sốt rét

447

239

0

Không đổi

02

0

0

Không đổi

Dại

82

04

0

Không đổi

82

04

0

Không đổi

Đậu mùa khỉ

132

02

0

Không đổi

06

0

0

Không đổi

Bạch hầu

57

0

0

Không đổi

07

0

0

Không đổi

Ngoài ra, tại miền Trung ghi nhận 03 trường hợp mắc thương hàn, 06 trường hợp mắc Rubella (Đà Nẵng không ghi nhận).

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2023 chưa ghi nhận bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Các bệnh truyền nhiễm khác chưa ghi nhận lây lan, bùng phát thành dịch. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành ghi nhận: 621 ca thủy đậu, tăng 1,9 lần so với năm 2022; 02 trường hợp ho gà (năm 2022 không ghi nhận ca mắc); 01 trường hợp viêm phổi nặng do cúm A/H3 (bệnh nhân thường trú tại tỉnh Quảng Nam), 03 mẫu có kết quả (+) với cúm A/H3 (chùm ca bệnh Trường Quân sự Quân khu V).

Tính đến cuối năm 2023, về cơ bản Đà Nẵng đã triển khai tiêm chủng đảm bảo đạt tỷ lệ bao phủ đối với liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và đang tiếp tục triển khai tiêm mũi nhắc lại cho nhóm đối tượng này và tiêm liều cơ bản cho nhóm trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết quả tiêm chủng các mũi cụ thể:

- Mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên: 662.136 (đạt 78,87%).

- Mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho các đối tượng cho chỉ định: 191.868 (đạt 66,52%).

- Mũi nhắc lại lần 1 (mũi 3) cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: 42.437 (đạt 43,10%).

- Trẻ em từ 05 đến dưới 12 tuổi: Mũi 1: 88.259 (đạt 68,78%), Mũi 2: 48.408 (đạt 37,72%).

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU

1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu

STT

Nội dung kế hoạch

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2023

Thực hiện năm 2023

Đánh giá

1

Phòng chống dịch sốt xuất huyết

 

 

 

 

1.1

Tỷ lệ mắc/100.000 dân

Ca/ 100.000 dân

Giảm 5% so với năm 2022 (dưới 993,7 ca/100.000 dân) và Giảm 10% so với trung bình giai đoạn 2016-2020 (dưới 461 ca/100.000 dân)

337,15

Đạt

1.2

Tỷ lệ chết/mắc

%

<0,02

0,0

Đạt

1.3

Tỷ lệ xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán

%

7,0

0,0

Không Đạt

1.4

Tỷ lệ phân lập virus

%

3,0

2,43

Không Đạt

1.5

Số xã/phường được giám sát dịch tễ chủ động (xã, phường điểm)

xã/ phường

06

06

Đạt

1.6

Tỷ lệ bệnh nhân được theo dõi điều trị tại cơ sở y tế và tại cộng đồng

%

100

100

Đạt

1.7

Số xã/phường tổ chức chiến dịch loại trừ bọ gậy, thu gom dụng cụ phế thải ít nhất 2 lần/năm

xã/ phường

28

56

Đạt

2

Phòng chống bệnh tay chân miệng

 

 

 

 

2.1

Tỷ lệ mắc/100.000 dân

Ca/ 100.000 dân

Giảm 10% so với trung bình giai đoạn 2016-2020 (dưới 132,2 ca/100.000 dân)

113,7

Đạt

3

Công tác phòng chống dịch

 

 

 

 

3.1

Giám sát dịch nhóm A: COVID-19, (Cúm A (H5N1, H7N9...), Ebola, Mers-CoV, Tả, Dịch hạch ...): Phát hiện sớm ca đầu tiên, xử lý kịp thời, hiệu quả, không để xảy ra dịch lớn

%

100

100

Đạt

3.2

Giám sát dịch nhóm B: Tay chân miệng, Viêm não virus, Ho gà...

%

100

100

Đạt

3.3

Xét nghiệm: Lấy mẫu, vận chuyển, chẩn đoán dịch kịp thời

%

100

100

Đạt

3.4

Thống kê, báo cáo dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế

%

100

100

Đạt

4

Chương trình phòng chống dại

 

 

 

 

4.1

Số điểm triển khai tiêm vắc xin Dại

Điểm

05

05

Đạt

4.2

Giám sát, điều tra các trường hợp nghi Dại

%

100

100

Đạt

4.3

Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định

%

100

100

Đạt

b) Đánh giá chung về tình hình thực hiện các chỉ tiêu

- Trong năm 2023, ngành y tế được giao 15 chỉ tiêu, cơ bản hoàn thành tốt các hoạt động chuyên môn phòng chống dịch truyền nhiễm. Trong đó:

+ Số chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch: 13/15 chỉ tiêu (tỷ lệ: 86,7%)

+ Số chỉ tiêu chưa đạt: 02/15 (tỷ lệ: 13,3%).

III. NHẬN XÉT

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ thành phố đến địa phương; tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của các cán bộ, nhân viên y tế và các lực lượng phòng, chống dịch liên quan; sự ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng xã hội; đặc biệt là sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, năm 2023, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được quản lý, giám sát chặt chẽ, khống chế kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng: Tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại thành phố Đà Nẵng giảm mạnh (3 lần) so với năm 2022, không có trường hợp tử vong. Bệnh tay chân miệng (TCM) tuy có gia tăng nhẹ (1,1 lần) nhưng thấp hơn nhiều so với các tỉnh, thành trong cả nước và đã được khống chế kịp thời, không ghi nhận đỉnh dịch thứ 2 trong năm (thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm), không có trường hợp tử vong. Dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B theo quy định của Bộ Y tế khi chuyển sang nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Các dịch bệnh do virus Zika, tả, thương hàn, bạch hầu, Adeno vi rút, liên cầu lợn, cúm A/H7N9, A/H5N1... không ghi nhận. Các dịch bệnh khác ổn định, không có diễn biến bất thường.

[...]