Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu 57/KH-UBND
Ngày ban hành 01/03/2022
Ngày có hiệu lực 01/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/KH-UBND

Sơn La, ngày 01 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Thực hiện Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Công văn số 129/LĐTBXH-BĐG ngày 17/01/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về triển khai Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030, nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Triển khai sâu rộng, toàn diện, có hiệu quả các nội dung Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030.

+ Giai đoạn 1 (từ năm 2022 đến 2025): Đổi mới về nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng công tác truyền thông. Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và hệ thống thông tin cơ sở; ứng dụng, khai thác những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông trên nền tảng số. Nội dung truyền thông, giáo dục chú trọng về pháp luật, chính sách bình đẳng giới nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, nhận thức, chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới, nêu cao vai trò của cả hai giới trong gia đình và xã hội; tập trung tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ trợ giúp xã hội có nhạy cảm giới. Tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai Chương trình vào năm 2025.

+ Giai đoạn 2 (từ năm 2026 đến 2030): Trên cơ sở kết quả sơ kết việc triển khai Chương trình giai đoạn 2022-2025, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung Kế hoạch (nếu cần thiết). Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông bình đẳng giới và đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và hệ thống thông tin cơ sở; tập trung khai thác, phát triển những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông hiện đại. Tăng cường truyền thông, giáo dục và tư vấn nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành bình đẳng giới cho các nhóm đối tượng. Triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ các hoạt động truyền thông tại các cấp.

2. Mục tiêu cụ thể

- Hằng năm các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức ít nhất 02 cuộc truyền thông cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về pháp luật, chính sách, thông tin về bình đẳng giới.

- Hằng năm, 100% các cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế ở các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

- Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm Bộ chỉ số về giới trong truyền thông và chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông trước năm 2030.

- Mỗi huyện, thành phố xây dựng ít nhất 01 mô hình truyền thông hiệu quả về bình đẳng giới.

- Mỗi xã, phường, thị trấn hàng quý có ít nhất 04 tin, bài truyền thông, phổ biến các quy định pháp luật, chính sách, thông tin về bình đẳng giới cho người dân trong cộng đồng trên hệ thống thông tin cơ sở.

- Mỗi bản, tiểu khu, tổ dân phố tổ chức ít nhất 01 cuộc truyền thông về pháp luật, chính sách, thông tin về bình đẳng giới.

- Đến năm 2030, đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.

- Hằng năm, mỗi cơ sở giáo dục tổ chức ít nhất 02 cuộc truyền thông về pháp luật, chính sách, thông tin, kiến thức về bình đẳng giới cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Thường xuyên và định kỳ cung cấp thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới của quốc gia và của tỉnh cho các cấp chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn tỉnh; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai lệch về bình đẳng giới; lên tiếng để xóa bỏ về định kiến giới. Tập trung truyền thông vào các nhóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nhóm phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số, nữ trong độ tuổi lao động và các nhóm yếu thế khác.

2. Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, tăng cường tuyên truyền nội dung về bình đẳng giới trên các chương trình của Đài Truyền thanh

- Truyền hình, hệ thống Truyền thanh - Truyền hình của Trung tâm Truyền thông - Văn hóa cấp huyện, hệ thống phát thanh, truyền thanh hiện có của tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cấp xã trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa c ác loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và nhân ngày Quốc tế phụ nữ (ngày 08/3 hằng năm), Ngày Quốc tế Hạnh phúc (ngày 20/3 hằng năm), Ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28/6 hằng năm); Tháng hành động về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6 hằng năm); Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hằng năm). Tổ chức chiến dịch truyền thông cao điểm ở các cấp trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng,chống bạo lực trên cơ sở giới hàng năm.

3. Đầu tư trang thiết bị truyền thông, kinh phí tổ chức các hoạt động truyền thông; xây dựng Mô hình truyền thông và tài liệu tuyên truyền phù hợp cho các đối tượng cần truyền thông.

4. Xây dựng và nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, biên tập viên, người làm công tác truyền thông, cộng tác viên ở các ngành, các cấp và người có uy tín ở khu dân cư.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh trong việc nhân rộng các mô hình truyền thông, câu lạc bộ về bình đẳng giới có hiệu quả; đặc biệt là vai trò của các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và những người có ảnh hưởng, uy tín trong xã hội.

6. Mở rộng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, khu dân cư, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia c ủa trẻ em. Xây dựng và triển khai áp dụng Bộ chỉ số về giới trong công tác truyền thông.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới.

III. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

1. Truyền thông về pháp luật, chính sách, chương trình, mục tiêu c ho tất cả các đối tượng

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ