Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2022 về tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu | 56/KH-UBND |
Ngày ban hành | 08/04/2022 |
Ngày có hiệu lực | 08/04/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký | Nguyễn Công Vinh |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/KH-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 08 tháng 4 năm 2022 |
TỔ CHỨC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM TỪ 5 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Căn cứ Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022;
Căn cứ Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Bộ y tế về hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 457/QĐ-BYT ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Bộ Y tế về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Thực hiện Công văn số 1535/BYT-DP ngày 28 tháng 03 năm 2022 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi;
Xét Tờ trình số 76/TTr-SYT ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Sở Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, như sau:
- 100% trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu được tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN
1. Phạm vi triển khai
- Triển khai tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Đối tượng triển khai
- Tất cả trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo lộ trình tiêm trước cho lứa tuổi từ 10 đến dưới 12 tuổi và hạ dần độ tuổi.
- Số lượng dự kiến: 158.521 trẻ.
3. Thời gian triển khai
3.1. Tiêm tại trường học
- Triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh Trung học cơ sở, lần lượt theo khối từ lớp 6, sau đó tiếp tục triển khai đến học sinh tiểu học: lớp 5, lớp 4, lớp 3, lớp 2, lớp 1 và cuối cùng là khối Mầm non.
- Tiêm mũi 01 trong 05-07 ngày; Tiêm mũi 2 sau mũi 1 từ 03-04 tuần tùy theo tình hình phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.
- Dự kiến thời gian tổ chức tiêm: Ngay khi được Bộ Y tế phân bổ vắc xin.
3.2. Tiêm tại cộng đồng
- Triển khai tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố lựa chọn, bố trí. Thực hiện tiêm cuốn chiếu theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến lứa tuổi thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 10 đến dưới 12 tuổi và hạ dần độ tuổi).
- Tiêm mũi 1 trong 01-03 ngày; Tiêm mũi 2 sau mũi 1 từ 03-04 tuần tùy theo tình hình phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.
- Dự kiến thời gian tổ chức tiêm: Ngay khi được Bộ Y tế phân bổ vắc xin.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/KH-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 08 tháng 4 năm 2022 |
TỔ CHỨC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM TỪ 5 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;
Căn cứ Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022;
Căn cứ Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 43/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 7 năm 2021 của Bộ y tế về hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 457/QĐ-BYT ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Bộ Y tế về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19;
Thực hiện Công văn số 1535/BYT-DP ngày 28 tháng 03 năm 2022 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi;
Xét Tờ trình số 76/TTr-SYT ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Sở Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, như sau:
- 100% trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu được tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN
1. Phạm vi triển khai
- Triển khai tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Đối tượng triển khai
- Tất cả trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo lộ trình tiêm trước cho lứa tuổi từ 10 đến dưới 12 tuổi và hạ dần độ tuổi.
- Số lượng dự kiến: 158.521 trẻ.
3. Thời gian triển khai
3.1. Tiêm tại trường học
- Triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh Trung học cơ sở, lần lượt theo khối từ lớp 6, sau đó tiếp tục triển khai đến học sinh tiểu học: lớp 5, lớp 4, lớp 3, lớp 2, lớp 1 và cuối cùng là khối Mầm non.
- Tiêm mũi 01 trong 05-07 ngày; Tiêm mũi 2 sau mũi 1 từ 03-04 tuần tùy theo tình hình phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.
- Dự kiến thời gian tổ chức tiêm: Ngay khi được Bộ Y tế phân bổ vắc xin.
3.2. Tiêm tại cộng đồng
- Triển khai tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố lựa chọn, bố trí. Thực hiện tiêm cuốn chiếu theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến lứa tuổi thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 10 đến dưới 12 tuổi và hạ dần độ tuổi).
- Tiêm mũi 1 trong 01-03 ngày; Tiêm mũi 2 sau mũi 1 từ 03-04 tuần tùy theo tình hình phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.
- Dự kiến thời gian tổ chức tiêm: Ngay khi được Bộ Y tế phân bổ vắc xin.
4. Loại vắc xin sử dụng
- Vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi. Liều lượng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
5. Hình thức tổ chức tiêm
- Đối với trẻ đi học: tổ chức tiêm tại trường học hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn phù hợp đảm bảo an toàn tiêm chủng và phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tiêm cuốn chiếu theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến lứa tuổi thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 10 đến dưới 12 tuổi và hạ dần độ tuổi).
- Đối với trẻ không đi học hoặc chưa được nhập học: tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố lựa chọn, bố trí. Lưu ý rà soát tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trẻ em sống ở các khu vực dân cư thuộc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cụm dân cư giáp ranh, trẻ vãng lai, trẻ lang thang cơ nhỡ,... hiện đang có mặt tại địa phương.
- Đối với trẻ có bệnh nền: tiêm tại Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa có chuyên khoa Nhi.
- Đối với các trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện: lập danh sách trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại thời điểm tiêm chủng (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành phố khác) để tổ chức tiêm chủng ngay tại bệnh viện theo các quy định, hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm rà soát, lập danh sách tiêm cho tất cả các học sinh đang đi học có độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi theo từng lớp học (bao gồm tất cả học sinh trong lớp).
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách tiêm cho nhóm trẻ có lứa tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan lập danh sách trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại địa phương và trong các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc địa phương quản lý theo từng phường/xã, thôn/ấp, đưa vào danh sách cả trẻ vãng lai, trẻ lang thang cơ nhỡ không có hộ khẩu thường trú,... nhưng hiện đang có mặt tại địa phương trong thời gian tổ chức tiêm chủng.
2. Đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin, phân phối và quản lý sử dụng vắc xin
- Tiếp nhận nguồn vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế cấp cho tỉnh; Sở Y tế phân bổ cho các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để thực hiện tiêm chủng đầy đủ số trẻ theo danh sách của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương và các bệnh viện, đúng thời gian theo lịch trình tổ chức tiêm.
- Tổ chức quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin trên địa bàn tỉnh; thống kê báo cáo đầy đủ theo quy định.
3. Vận chuyển, bảo quản vắc xin
- Các đơn vị y tế được phân công tiếp nhận vắc xin sử dụng thiết bị dây chuyền lạnh đủ điều kiện để bảo quản vắc xin theo đúng yêu cầu về nhiệt độ bảo quản tại tuyến tỉnh, tuyến huyện.
- Trung tâm Y tế sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp để tiếp nhận vắc xin phân phối từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; bố trí đầy đủ phương tiện và sắp xếp thời gian hợp lý để vận chuyển vắc xin từ kho bảo quản đến từng địa điểm tiêm hàng ngày, đảm bảo đúng tiến độ tổ chức tiêm.
- Tổ chức tập huấn và kiểm tra giám sát quy trình vận chuyển, bảo quản vắc xin tại các đơn vị, đảm bảo tối đa chất lượng bảo quản theo quy định.
4. Tổ chức chiến dịch tiêm chủng
4.1. Tổ chức tiêm tại trường học, cộng đồng và các bệnh viện (trẻ có bệnh nền, trẻ đang điều trị nội trú tại bệnh viện):
+ Bố trí điểm tiêm chủng đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo an toàn và phòng chống lây nhiễm SARS-CoV-2.
+ Đối với điểm tiêm chủng tại trường học: bố trí một phòng tiêm riêng biệt, tổ chức tiêm cuốn chiếu từng lớp, lần lượt cho từng trẻ. Cần có sự tham gia của thầy/cô giáo tại điểm tiêm chủng để hướng dẫn học sinh, hỗ trợ cán bộ y tế trong khi thực hiện. Tránh phản ứng lan truyền và có kế hoạch xử trí kịp thời khi có phản ứng tâm lý, ảnh hưởng tới tâm lý học sinh, phụ huynh.
+ Sắp xếp khu vực để tiêm chủng phải đủ rộng, đảm bảo giãn cách, trang bị đủ phương tiện cấp cứu và bố trí thêm khu vực ngồi chờ cho phụ huynh học sinh.
+ Mỗi trẻ khi đi tiêm phải có cha mẹ/người giám hộ đi cùng.
Lưu ý:
- Khuyến cáo gia đình cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tham gia buổi tiêm chủng.
- Trẻ nên mặc áo cộc tay/ngắn tay để thuận tiện cho việc thực hiện tiêm chủng.
- Rà soát phát thư mời/tin nhắn phù hợp, tránh mời cùng 1 trẻ đến 2 điểm (vừa trường học vừa cộng đồng).
4.2. Ngành Giáo dục:
- Bổ sung lực lượng hỗ trợ hậu cần, nhập liệu,... tại các điểm tiêm đã chọn lựa, mỗi điểm tối thiểu 04 nhân sự để đón tiếp, hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt, hỗ trợ cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin; hỗ trợ nhập liệu thông tin người tiêm vào Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Khuyến khích sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ tiêm chủng, huy động sự tham gia của Hội phụ huynh học sinh trong công tác tổ chức.
4.3. Ngành Y tế:
- Tại 01 địa điểm tiêm có thể có nhiều bàn tiêm, mỗi bàn tiêm có tối thiểu 03 nhân sự:
+ 01 bác sĩ/y sĩ thực hiện sàng lọc (kiểm tra thông tin trên Phiếu sàng lọc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em, kết luận đủ điều kiện tiêm hoặc tạm hoãn hoặc chống chỉ định tiêm);
+ 01 điều dưỡng thực hiện tiêm;
+ 01 y sĩ/bác sĩ theo dõi sau tiêm;
- Ưu tiên các cán bộ y tế có kinh nghiệm trong công tác tiêm chủng, theo dõi và xử trí sau tiêm tham gia chiến dịch này.
- Các đơn vị y tế phân công nhân sự cụ thể của đội tiêm để phụ trách từng điểm tiêm và lập danh sách nhân sự (có thông tin liên hệ).
5. Đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn phòng, chống dịch COVID-19
- Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tham gia Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo phân công của Sở Y tế hoặc huy động của chính quyền địa phương, đảm bảo các yêu cầu chuyên môn về tiêm chủng.
- Tổ chức tiêm chủng phải tuân thủ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định như: đảm bảo khoảng cách giữa các khâu trong 01 dây chuyền tiêm và giữa các dây chuyền tiêm tại 01 địa điểm; đảm bảo an toàn giãn cách đúng quy định, có thể chia nhiều buổi tiêm, mỗi buổi với số lượng phù hợp.
- Tổ chức buổi tiêm chủng theo quy định tại Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế; Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09/7/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; lưu ý kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo phân luồng 01 chiều đối với trẻ đến tiêm từ bước tiếp đón đến bước cấp giấy xác nhận, kể cả đối với trẻ hoãn tiêm hoặc chống chỉ định; đảm bảo nhập liệu đầy đủ thông tin và kết quả của trẻ đến tiêm trên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Tư vấn cho phụ huynh hoặc người giám hộ về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng; thông báo cho trẻ tiêm chủng, người giám hộ về hiệu quả, liều lượng của loại vắc xin phòng COVID-19 được tiêm chủng; tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Thông báo cho cha mẹ/người giám hộ của trẻ. Gửi phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng và yêu cầu cha mẹ/người giám hộ ký vào phiếu.
- Thực hiện sàng lọc cho trẻ đầy đủ trước khi tiêm chủng theo Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, kịp thời phát hiện những trường hợp chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm.
- Sau khi trẻ được tiêm chủng sẽ được cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Bố trí các đội cấp cứu lưu động hoặc có đội cấp cứu sẵn sàng hỗ trợ khi có thông báo sự cố tại các điểm tiêm chủng để xử lý kịp thời các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng nếu có.
- Thu gom và xử lý bom kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm theo Công văn số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Trong thời gian triển khai, thực hiện giám sát và báo cáo nhanh các trường hợp phản ứng nặng, cụm phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.
6. Giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng
- Các địa phương phối hợp với ngành Y tế tổ chức thực hiện các phương án đáp ứng xử trí, cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09/7/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19:
+ Tại tất cả các điểm tiêm chủng, đội tiêm đảm bảo sẵn sàng, đầy đủ nhân lực và trang thiết bị cấp cứu phản ứng phản vệ tại chỗ. Chuẩn bị sẵn 01 bơm kim tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim tiêm (có đánh dấu, để riêng tránh nhầm lẫn với bơm kim tiêm chứa vắc xin).
+ Các địa phương bố trí đội cấp cứu lưu động (ít nhất có 01 bác sĩ đã được tập huấn về cấp cứu hồi sức cơ bản; 01 điều dưỡng của bệnh viện, có các trang thiết bị, vật tư, thuốc thiết yếu về cấp cứu) cùng với xe cấp cứu của các bệnh viện tại mỗi địa bàn để sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm chủng, thời gian tiếp cận dưới 10 phút.
+ Các bệnh viện theo địa bàn sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu cho người có tai biến nặng sau tiêm vắc xin.
- Các điểm tiêm thực hiện giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 để chủ động phát hiện và xử trí kịp thời các sự cố bất lợi sau tiêm, đặc biệt là tai biến nặng sau tiêm chủng.
- Thực hiện theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng tiếp tục theo dõi ít nhất 07 ngày sau tiêm chủng, cung cấp số điện thoại của Trung tâm Y tế hoặc Trạm Y tế gần nhất để người được tiêm chủng liên hệ khi cần. Lưu ý: trong 03 ngày đầu sau tiêm luôn có người hỗ trợ 24/24, tránh vận động mạnh.
- Các địa phương phân công nhân sự phụ trách tiếp nhận thông tin sự cố bất lợi sau tiêm chủng, báo cáo ngay về Trung tâm Y tế để tổng hợp báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo quy định.
7. Công tác truyền thông, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19
- Thực hiện công tác truyền thông tại địa phương về lợi ích và hiệu quả của vắc xin trong phòng, chống dịch COVID-19; các khuyến cáo về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi an toàn, theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tại địa phương ủng hộ Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo tinh thần “Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 là quyền lợi đối với trẻ, là trách nhiệm đối với cộng đồng”; vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng khi đến lượt và đảm bảo quy tắc 5K của Bộ Y tế trong quá trình tiêm chủng.
- Thực hiện trước khi triển khai để đảm bảo các bậc cha mẹ biết cụ thể về sự cần thiết của việc tiêm vắc xin COVID-19 cho đối tượng trẻ em, tính an toàn của vắc xin, các phản ứng sau tiêm có thể gặp và các xử trí, địa điểm và ngày/giờ tổ chức ở địa phương.
Nguồn kinh phí: Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Trường hợp địa phương đã sử dụng hết nguồn theo quy định nhưng vẫn không đảm bảo kinh phí thực hiện, các địa phương khẩn trương lập dự toán kinh phí, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài chính tổng hợp, đề xuất hỗ trợ theo quy định).
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị triển khai kế hoạch; theo dõi, kiểm tra tình hình, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có); báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
- Căn cứ số lượng trẻ được tiêm chủng tại các trường và các địa phương, phân công và đảm bảo lực lượng nhân viên y tế tham gia đội tiêm tại các trường và các địa phương (khi cần thiết).
- Phân công đội cấp cứu và vận chuyển cấp cứu phù hợp với các địa điểm tiêm trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc có mặt ngay dưới 10 phút đến nơi có sự cố bất lợi sau tiêm.
- Thường xuyên theo dõi tiến độ tiêm chủng, quản lý chặt chẽ việc điều phối, cấp phát và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đơn vị, địa phương.
- Báo cáo kết quả thực hiện hàng ngày và tổng hợp kết quả thực hiện Chiến dịch về Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tỉnh.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
+ Tập huấn về tổ chức tiêm chủng cho toàn bộ người thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
+ Phổ biến biểu mẫu để Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương lập danh sách người đăng ký tiêm.
+ Tổ chức truyền thông, phổ biến về Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện cấp phát vắc xin cho các đơn vị, địa phương; cung ứng hậu cần vắc xin cho các đơn vị, địa phương tổ chức tiêm theo đúng quy định và hướng dẫn chuyên môn.
+ Thực hiện giám sát chuyên môn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm theo quy định của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố:
+ Tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin theo đúng quy trình, quy định của Bộ Y tế; quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin được cấp phát, hạn chế tối đa hao phí vắc xin trong quá trình tổ chức tiêm.
+ Phối hợp với Ngành Giáo dục, Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tổ chức điểm tiêm, buổi tiêm đảm bảo các quy định chuyên môn; đặc biệt đảm bảo yêu cầu an toàn phòng chống dịch; đảm bảo sẵn sàng xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
+ Sử dụng Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 để tổ chức quản lý người được tiêm vắc xin trên địa bàn.
+ Thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về tình hình tiếp nhận, sử dụng vắc xin, kết quả thực hiện tiêm hằng ngày và khi kết thúc đợt tiêm về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Sở Y tế theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tiêm vắc xin:
+ Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, chất lượng về chuyên môn tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
+ Cấp giấy xác nhận tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ ngay tại điểm tiêm.
+ Cung cấp số điện thoại hướng dẫn, giải đáp cho người dân nếu có vấn đề phát sinh sau tiêm vắc xin.
- Chỉ đạo Bệnh viện Bà Rịa, Bệnh viện Vũng Tàu và các đơn vị y tế bố trí đầy đủ đội cấp cứu và vận chuyển cấp cứu tại các địa phương.
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng hướng dẫn hoặc tiếp nhận xử trí kịp thời khi có trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin liên hệ hoặc trực tiếp đến cơ sở; báo cáo đầy đủ thông tin tình hình tiếp nhận, xử trí các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm tại cơ sở theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đến đội ngũ cán bộ, giáo viên; vận động phụ huynh cho con em tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Chỉ đạo các trường lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh hoặc người giám hộ và hướng dẫn phụ huynh mang theo phiếu đồng thuận khi đến tiêm nộp lại cho giáo viên lưu giữ. Việc lấy ý kiến thực hiện bằng phiếu (đồng ý/ không đồng ý).
- Huy động giáo viên, nhân viên, hội phụ huynh học sinh của các trường tham gia hỗ trợ công tác tổ chức tiêm chủng tại trường:
+ Truyền thông, vận động phụ huynh đồng thuận cho trẻ tiêm chủng.
+ Hỗ trợ công tác tổ chức tại điểm tiêm: tiếp nhận, điều phối đảm bảo khoảng cách, mời trẻ và phụ huynh đến tiêm theo khung giờ, tránh ùn ứ, tập trung vào cùng một thời điểm; nhập liệu tiêm chủng, ghi nhận các sự cố bất lợi sau tiêm của trẻ, thống kê kết quả tiêm chủng và báo cáo về Trung tâm Y tế trên địa bàn.
- Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các trường học.
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường học phối hợp với Ngành y tế và chính quyền địa phương tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em có độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi.
- Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đến đội ngũ cán bộ, nhân viên các cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc quản lý; vận động phụ huynh hoặc người giám hộ đồng ý cho trẻ tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Thống kê, lập danh sách đối tượng theo thứ tự ưu tiên tiêm chủng (tiêm trước cho lứa tuổi từ 10 đến dưới 12 tuổi và hạ dần độ tuổi); thống kê số liệu đồng thuận theo cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm thông tin: tổng số cơ sở, tổng số trẻ em, độ tuổi, số đồng thuận, số không đồng thuận, số trẻ bệnh nền theo độ tuổi.
- Đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố trong việc rà soát, lập danh sách trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn để mời tiêm chủng.
- Rà soát điều tra, lập danh sách, tổ chức tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc cơ sở quản lý; phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ tại các cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc quản lý.
- Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh/người giám hộ và trẻ được tiêm tại cơ sở trực thuộc quản lý về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp các cơ sở giáo dục trên địa bàn trong việc cấp mã định danh cho tất cả học sinh đang theo học trên địa bàn chưa có thẻ căn cước công dân nhằm phục vụ cho kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19; hướng dẫn, hỗ trợ người dân về việc nhận thông báo mã định danh cho trẻ.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế thực hiện công tác tuyên truyền Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các cơ quan báo, đài thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, thời gian và địa điểm triển khai để người dân biết và đồng thuận cho trẻ tiêm chủng.
- Theo dõi việc điều chỉnh các tính năng để đáp ứng hoạt động nhập liệu trên hệ thống thông tin tiêm chủng COVID-19 đối với hoạt động tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
- Hướng dẫn cụ thể nội dung chi và mức chi cho các hoạt động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
- Trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách đảm bảo cho các hoạt động tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho các cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
- Phối hợp, hỗ trợ các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
- Phát huy vai trò các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện giám sát việc triển khai Kế hoạch này.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm rà soát trẻ em trong độ tuổi quy định theo lộ trình tiêm chủng của ngành Y tế (tiêm trước cho trẻ em từ 10 đến dưới 12 tuổi và hạ dần độ tuổi);
- Rà soát hiện trạng sử dụng của các trường học trên địa bàn, lựa chọn điểm tiêm phù hợp, đảm bảo đủ diện tích để bố trí các khu vực theo quy định; trong trường hợp trường học không đảm bảo cơ sở vật chất thì Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chọn điểm tiêm khác thay thế. Yêu cầu các điểm tiêm được chọn phải đảm bảo giãn cách, đủ chỗ ngồi, đủ diện tích bố trí các khu vực tiêm chủng; ngoài ra bố trí thêm khu vực ngồi chờ cho phụ huynh học sinh.
- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo:
+ Rà soát, lập danh sách và quản lý thông tin trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đang đi học trên địa bàn không phân biệt công lập và ngoài công lập (thông tin quản lý theo từng khối học, lớp học).
+ Tổ chức lấy ý kiến đồng thuận và thống kê số liệu đồng thuận của phụ huynh/người giám hộ của trẻ về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ (thống kê theo từng trường học tại mỗi phường/xã của từng địa phương bao gồm thông tin: tổng số trường cấp 2, cấp 1, mầm non,... tổng số lớp học, tổng số học sinh theo từng độ tuổi, số đồng thuận, số không đồng thuận, số trẻ bệnh nền theo từng độ tuổi), việc lấy ý kiến thực hiện bằng phiếu (đồng ý/ không đồng ý).
+ Rà soát hiện trạng sử dụng của từng trường học, lập danh sách các trường có thể thực hiện tiêm, địa điểm thay thế nếu trường đó không thực hiện được; đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ theo quy định, hướng dẫn phụ huynh/người giám hộ mang theo phiếu đồng thuận của trẻ khi đến tiêm nộp lại cho giáo viên lưu giữ.
+ Các thông tin trên cung cấp cho ngành Y tế trước ngày 15/4/2022.
- Chỉ đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, rà soát, lập danh sách trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi không đi học cư trú trên địa bàn hoặc các học sinh đang học, đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc địa phương quản lý để mời tiêm chủng, tổ chức lấy ý kiến đồng thuận của cha mẹ/người giám hộ trẻ, việc lấy ý kiến thực hiện bằng phiếu (đồng ý/ không đồng ý); cung cấp danh sách chi tiết bao gồm số trẻ đồng thuận và không đồng thuận theo phường, xã, thị trấn của từng địa phương cho ngành Y tế trước ngày 15/4/2022.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan lập danh sách trẻ vãng lai, trẻ lang thang cơ nhỡ,... có độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi hiện đang có mặt tại địa phương để tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19, nghiên cứu lấy ý kiến của phụ huynh/người giám hộ của trẻ thuộc nhóm đối tượng này bằng các hình thức phù hợp, việc lấy ý kiến thực hiện bằng phiếu (đồng ý/ không đồng ý); cung cấp danh sách trẻ và thông tin đồng thuận cho ngành Y tế trước ngày 15/4/2022.
- Huy động nhân lực của các đơn vị trực thuộc, trang thiết bị và phương tiện tham gia phục vụ công tác hậu cần, an ninh, tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin.
- Chỉ đạo bộ phận Công nghệ thông tin phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức tập huấn cho giáo viên nhập liệu cho trẻ được tiêm trên Hệ thống tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp Trung tâm Y tế giám sát buổi tiêm tuân thủ yêu cầu chuyên môn tại các địa điểm, đảm bảo các yêu cầu khác về phòng, chống dịch.
- Chủ động quản lý, điều phối lịch tiêm dựa trên số lượng trẻ được tiêm, địa điểm tiêm, đội tiêm, đội cấp cứu đã phân công cho địa phương và thực tế tình hình dịch bệnh.
- Báo cáo hàng ngày kịp thời, đầy đủ kết quả thực hiện của địa phương và ngay khi kết thúc Chiến dịch về Sở Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ được tiêm trên địa bàn về những nội dung cần thực hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề nghị các đơn vị nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.
(Đính kèm: Phụ lục số lượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19)./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỐ LƯỢNG TRẺ EM TỪ 5 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI
TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19
(Kèm theo: Kế hoạch số 56/KH-UBND
ngày 08/4/2022 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
TT |
Địa phương |
Số lượng trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi |
Vắc xin tiêm 02 mũi (liều) |
1 |
Thành phố Vũng Tàu |
49.205 |
98.410 |
2 |
Huyện Châu Đức |
18.657 |
37.314 |
3 |
Thành phố Bà Rịa |
16.332 |
32.664 |
4 |
Thị xã Phú Mỹ |
26.047 |
52.094 |
5 |
Huyện Long Điền |
17.770 |
35.540 |
6 |
Huyện Đất Đỏ |
9.668 |
19.336 |
7 |
Huyện Xuyên Mộc |
19.016 |
38.032 |
8 |
Huyện Côn Đảo |
1.826 |
3.652 |
Tổng cộng |
158.521 |
317.042 |