Kế hoạch 5472/KH-SLĐTBXH về chỉ đạo, điều hành trên lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội và Chương trình chuyển đổi số phục vụ nhiệm vụ phát triển Ngành năm 2022 do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 5472/KH-SLĐTBXH
Ngày ban hành 16/02/2022
Ngày có hiệu lực 16/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Minh Tấn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5472/KH-SLĐTBXH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRÊN LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ PHỤC VỤ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂM 2022

Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022;

Căn cứ Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức thực hiện chủ đề năm 2022 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”;

Căn cứ Quyết định số 2393/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Chương trình “Chuyển đổi số của Thành phố Hồ Chí Minh”; Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kết luận số 06-KL/ĐUS ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Đảng ủy Sở tại Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Đảng bộ Sở khóa VIII về kết quả thực hiện năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ, năm 2022 Ngành Lao động - Người có công và Xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành trên lĩnh vực lao động, người có công, xã hội năm 2022 và Chương trình chuyển đổi số phục vụ nhiệm vụ phát triển Ngành năm 2022, như sau:

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Nhằm đảm bảo thực hiện tốt chủ đề năm 2022 của Thành phố “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp”; tăng cường giải quyết việc làm đi đôi với đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, đơn vị để tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện. Tăng cường sự tương tác với người dân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện Chương trình, cũng như tham gia giám sát quá trình thực hiện, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Thúc đẩy xây dựng chính quyền số; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số.

Phần 1

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRÊN LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI

I. Nhiệm vụ trọng tâm và chủ đề năm 2022:

1. Nhiệm vụ trọng tâm:

Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp với nhiều biến thể mới cần phải chủ động, thích ứng an toàn, linh hoạt giải quyết việc làm đi đôi với đào tạo nghề có chất lượng cao, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kết nối cung cầu lao động đáp ứng yêu theo cầu doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp hoạt động, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống người nghèo, người yếu thế, chính sách có công, trẻ em mồ côi, người cao tui, quan tâm chăm lo đến đời sống người có công và thân nhân người có công cách mạng. Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đối với đối tượng bảo trợ xã hội, người cai nghiện ma túy, thực hiện tốt công tác bình đẳng giới xây dựng gia đình hạnh phúc.

2. Chủ đề năm: “Kcương - Gương mẫu - Trách nhiệm - Chuyên nghiệp - Sáng tạo”.

II. Các chương trình, đề án và chỉ tiêu chủ yếu của Sở:

1. Chương trình, Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân thành phố: 18 nội dung (đính kèm phụ lục 01).

2. Về chương trình công tác của Sở: 21 nội dung (đính kèm phụ lục 02).

3. Các chỉ tiêu Ngành chủ yếu: 22 chỉ tiêu (đính kèm phụ lục 03).

III. Phân công thực hiện nhiệm vụ và giải pháp cụ thể:

1. Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị tiếp tục tăng cường kiểm soát, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Củng cố, tăng cường hệ thống y tế cơ sở, kịp thời đầu tư, mua sắm trang thiết bị và vật tư y tế đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch trong giai đoạn mới, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng tại các đơn vị. Xây dựng phương án phòng chống dịch Covid-19 phù hợp, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới tại đơn vị theo Quyết định số 3900/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định tạm thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương nơi đơn vị trú đóng hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch.

2. Giao phòng Giáo dục nghề nghiệp: nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt, chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đào tạo nhân lực trình độ cao trong 04 ngành công nghiệp trọng yếu, 09 ngành dịch vụ chủ yếu, 08 ngành dịch chuyển lao động tự do trong khối ASEAN và 13 nghề quốc tế gắn với các trường trọng điểm của Thành phố nhằm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường tổ chức đào tạo nghề cho các đối tượng đặc thù như: lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 và Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giúp giảm chi phí và giảm thời gian đào tạo lại của doanh nghiệp. Rà soát lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố, đề xuất thu hồi giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với các đơn vị không đảm bảo điều kiện theo quy định tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ và Nghị định số 143/2016/NĐ-BLĐTBXH ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ; xây dựng Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét chấp thuận để triển khai thực hiện.

3. Giao phòng Việc làm - An toàn lao động: tăng cường các giải pháp hỗ trợ tạo việc làm, trong đó đẩy mạnh tần suất tổ chức sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm trực tuyến, nâng cao chất lượng hoạt động của các sàn giao dịch việc làm để kết nối thành công cung - cầu về số lượng và chất lượng, hướng dẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn Thành phố, tăng cường tuyên truyền, tạo điều kiện để người dân có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài đăng ký tham gia. Triển khai giải quyết các chính sách về việc làm liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp để nhanh chóng gia nhập lại thị trường lao động, nhất là người lao động bị mất việc, ngừng việc do ảnh hưởng các dịch Covid-19

Tổ chức tuyên truyền các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố thực hiện tốt các quy định về an toàn vệ sinh lao động trong các lĩnh vực.

4. Giao phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm xã hội: đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản có liên quan đến người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật lao động về thỏa ước lao động tập thể, các chính sách lao động cho người lao động, giảm số vụ đình, lãn công trong doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ. Theo dõi tình hình lao động trong các doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chính sách lao động đối với người lao động và khuyến khích các chế độ đãi ngộ để thu hút và giữ chân người lao động làm việc lâu dài trong doanh nghiệp. Tham mưu các chính sách hỗ trợ lao động và người sử dụng lao động hậu Covid-19.

5. Giao Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững: hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản; tiếp tục triển khai chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025, kéo giảm tỷ lệ thiếu hụt các chiều (chỉ số) thiếu hụt có tỷ lệ cao nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố. Phối hợp chặt chẽ phòng chuyên môn và quận - huyện, thành phố Thủ Đức để đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ sinh kế, vay vốn từ các nguồn quỹ để người nghèo, hộ nghèo và hộ cận nghèo chủ động tiếp cận các chính sách giảm nghèo phù hợp, tự vươn lên thoát nghèo. Tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác theo dõi, giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo là thành viên, hội viên thuộc thẩm quyền quản lý để có kế hoạch hỗ trợ, giúp đỡ góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của thành phố. Cán bộ, viên chức áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong thực hiện công tác chuyên môn ngày càng tốt hơn.

[...]